Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao, việc đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại rất cần thiết. Nhiều chuyên gia cho rằng, công nghệ chính là “chìa khóa” để phát triển ngành năng lượng.

Năng lượng tái tạo có tiềm năng lớn nhưng khai thác vẫn hạn chế

Giải pháp then chốt

Tại Diễn đàn Công nghệ và năng lượng Việt Nam 2017 diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhấn mạnh, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo đảm an ninh năng lượng gắn với phát triển bền vững. Nước ta đã chuyển từ xuất khẩu năng lượng sang nhập khẩu và mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu ngày càng tăng; cung – cầu năng lượng nói chung và điện nói riêng đang gặp nhiều khó khăn. “Để đáp ứng nhu cầu năng lượng của nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, vấn đề then chốt là làm chủ công nghệ để từng bước nội địa hóa công nghệ, thiết bị, tránh phụ thuộc vào nhập khẩu” – Thứ trưởng Trần Văn Tùng khẳng định.

Ông Kiều Kim Trúc – Phó Ban Khoa học công nghệ thông tin và Chiến lược phát triển (Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam -TKV) – cho biết: Theo điều chỉnh Quy hoạch Phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhu cầu than năm 2017 là 55,2 triệu tấn, năm 2020 là 86,4 triệu tấn, từ năm 2025 – 2030 khoảng 120 – 150 triệu tấn. Trong khi đó, điều kiện khai thác than ngày càng khó khăn do phải đào sâu hơn, xa hơn; tăng tai biến địa chất, áp lực mỏ, tăng khí độc hại và nước mỏ; chi phí khai thác, suất đầu tư tăng cao… đòi hỏi cần nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới như tự động hóa nhằm tăng năng suất, giảm thiểu chi phí và nguồn nhân lực.

Theo ông Đỗ Mạnh Dũng – Phó Tổng giám đốc Công ty Scheneider Electric Việt Nam- cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng là các thiết bị thông minh, trí tuệ nhân tạo sẽ giúp tiết giảm khoảng 30% năng lượng đang sử dụng không hiệu quả. Tuy nhiên, những công nghệ tiên tiến như áp dụng cảm biến thông minh, IoT vào giúp tiết kiệm năng lượng hầu như vẫn chưa được áp dụng ở Việt Nam.

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ

Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho hay, trong Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xác định chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu làm chủ công nghệ chế tạo thiết bị nhà máy thủy điện, nhiệt điện công suất trung bình và lớn; nghiên cứu ứng dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, cũng như nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả trong các khâu sản xuất, truyền tải và tiêu thụ năng lượng. Trên cơ sở đó, Bộ đã triển khai nhiều chương trình nghiên cứu trọng điểm nhằm giải quyết các bài toán công nghệ ngành năng lượng.

Thời gian tới, ngành than tiếp tục nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị, phụ tùng cơ khí phù hợp với các dây chuyền công nghệ sản xuất nhằm tăng cường nội địa hóa sản phẩm và giảm nhập khẩu, dần tiến tới tự chủ sản xuất một số thiết bị, công nghệ chính phục vụ sản xuất. Đồng thời, tạo điều kiện để các nhà khoa học chủ động nghiên cứu, đề xuất với TKV các nhiệm vụ khoa học, công nghệ thiết thực, có tính ứng dụng cao trong thực tế theo hướng tự động hóa, thông minh hóa.

Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi trên cơ sở đề xuất của các đơn vị cần vốn đổi mới công nghệ, thiết bị để sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ như: Miễn giảm thuế nhập khẩu cho các dây chuyền công nghệ, các thiết bị góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả khai thác trong ngành năng lượng, giúp tiết kiệm năng lượng…

Các chuyên gia cho rằng, để giải quyết căng thẳng cung – cầu năng lượng, chiến lược phát triển năng lượng cần phải đặt trong chiến lược về công nghệ mới. Cùng với đó là ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng.

Quỳnh Nga

baocongthuong

 

Bây giờ, tôi thấy nhiều người Việt mơ ôtô chẳng khác gì thời trước mơ SH, iPhone. Ngày đó, ai cũng đua nhau dồn tiền hoặc vay mượn mua bằng được để thể hiện đẳng cấp. Bắt đầu từ thành phố sau lan đến nông thôn, miền núi.

Dân mình đa phần chỉ biết bắt chước sao cho thật giống nhau. Ví dụ thấy người ta mua ôtô Toyota thì cũng mua Toyota, thấy người ta đi xe máy SH thì cũng mua SH… Nói chung, tôi chẳng mấy ai dám mua theo cá tính, sở thích, chỉ biết mua giống người ta vì xe nhiều người đi thì bán sẽ đỡ lỗ.

Khu nhà tôi đã từng rộ lên phong trào mua ôtô, một phần là ao ước, một phần là thấy hàng xóm có, mình không có thì bực. Mua một thời gian thì bán gần hết vì toàn ông già ở loanh quanh Hà Nội chả đi đến đâu, để xe vừa chật nhà vừa tốn tiền khấu hao, bảo dưỡng.

Hay thời iPhone 3G mới ra (ở nước ngoài), lúc đó người Việt Nam xung quanh tôi chưa ai có. Sau hai năm đến đợt giảm giá, thế là khoảng 8 ông, mỗi ông xách một cái mang về dùng, xong còn mua về Việt Nam để buôn nữa, nhìn mà cám cảnh.

BÌNH LUẬN