Đậu đen là “người bạn” không còn xa lạ trong gian bếp của mỗi nhà, thường được chế biến thành các loại chè, thức ăn có vị ngọt, tính mát. Nhưng hơn thế, ít ai biết đây còn là một vị thuốc với nhiều công dụng thần kỳ rất tốt cho sức khỏe.

Bài viết sau sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về loại thực phẩm gần gũi này cũng như cách bào chế để sử dụng sao cho đúng và đạt hiệu quả cao nhất.

Đậu đen� (tên thường dùng: đậu đen, ô đậu, hắc đại đậu, hương xị)

Tên khoa học:Vigna unguiculata (L., ) Walp subsp, cylindrica (L.) Verdc.

Thuộc họ Ðậu – Fabaceae

Thành phần hoá học

Hạt chứa 24,2% protid, 1,7% lipid; 53,3% glucid; 2,8% tro; calcium 56mg%, phosphor 354mg%, sắt 6,1mg% , caroten 0,06mg%, vitamin B1 0,51mg%, vitamin B2 0,21mg%, vitamin PP 3mg%.

Hàm lượng các acid amin cần thiết trong đậu đen rất cao, tính theo g%: lysin 0,97% metionin 0,31%, tryptophan 0,31; phenylalanin 1,1%; alanin 1,09, valin 0,97, leucin 1,26, isoleucin 1,11, arginin 1,72; histidin 0,75.

Hạt cũng chứa stigmasterol nên có thể dùng thay được đậu tương.�

�  Tính vị:� Ðậu đen có vị ngọt nhạt, tính mát ( có tài liệu ghi: tính bình) không độc.

Quy kinh: Tâm, Tỳ, Thận

Tác dụng: giải phong nhiệt, giải độc + bổ huyết, bổ can thận, hạ khí, lợi tiểu.

Liều dùng: từ 20 – 40 gram / ngày hoặc có thể dùng hơn tới 100 gram/ ngày

Công dụng và cách sử dụng

– Là thực phẩm: Đậu đen vị ngọt, tính mát� có công dụng trừ nhiệt, giải độc nên người dân thường dùng đậu đen nấu chè, nấu sôi giúp trừ nhiệt do nắng nóng, hoặc do viêm nhiệt nóng trong người, nước tiểu nóng, vàng.

–� Là nguyên liệu chế thuốc: Dùng để chế Hà thủ ô (nấu Hà thủ ô với Đậu đen), chế ra vị thuốc  Đạm đậu xị,..

– Là vị thuốc: Tác dụng nổi bật của Đậu đen là� bổ can thận âm (trị đau nặng đầu, mắt nhìn mờ, đau mỏi lưng gối, nóng trong người, tiểu vàng, cầu bón).

Theo kinh nghiệm:

+� Dùng để bồi dưỡng suy nhược sau sanh, sau sanh bị nhiễm phong thấp tê năng cơ khớp,..  (hầm đậu đen với đuôi heo, với gà ác,..)

+� Nóng trong người, bốc hỏa, tiểu vàng nóng ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh ( nấu nước đậu đen uống mỗi ngày)

– Đặc biệt  sau khi bào chế – chế biến theo kinh nghiệm YHCT bằng sao tẩm với muối rồi rang chín,� Đậu đen lại có thêm tác dụng� bổ thận khí, bổ thận dương� rất hiệu nghiệm trong trị chứng bị lạnh 2 bàn chân, 2 gối mỏi, lạnh và đau.

Qua thực tế điều trị, người bệnh bị lạnh 2 bàn chân, 2 gối mỏi – lạnh – đau, đau mỏi vùng thắt lung, tiểu đêm nhiều khi dùng đậu đen qua bào chế ghi nhận có hiệu quả cao.

Cách bào chế

Đậu đen trộn với ít nước muối, ủ 1 đêm, sau đem phơi khô rồi sao chín thơm. Để nguội cho vô hũ (keo lọ) dùng dần. Liều dùng từ 20 – 40 gram/ ngày (nấu với nước sôi hay hãm trà uống thay nước hàng ngày).

Bước 1: trộn đậu đen với nước muối

(1kg đậu đen + 1 muỗng nhỏ muối ăn (#10 gram), một chút nước

=> ủ 1 đêm� (hoặc ủ ít nhất trên 2h)

Bước 2:� phơi khô hoặc sấy khô
Bước 3:� sao (rang) chín đậu đen

(sau sao chín để nguội� �  để trong hũ – keo dùng dần)

Cách dùng: nấu (20 – 40 gram đậu đen # 2 – 4 muỗng canh) với nước sôi hay hãm trà uống thay nước hàng ngày). � 

Chuyên mục “Thầy tại chỗ, thuốc tại nhà”

Theo Khỏe 24h

BÌNH LUẬN