Chọn nhầm gạo ẩm mốc, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chứa chất bảo quản… có thể gây bệnh tật, ung thư.

Theo Thạc sĩ Trương Thị Thúy Thu – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Đào tạo An toàn Thực phẩm, gần đây rộ lên nhiều tin đồn về gạo kém chất lượng, tẩm ướp mùi, chất chống mốc độc hại và tồn dư thuốc trừ sâu. Đây cũng là nội dung trọng tâm được các chuyên gia đề cập đến tại hội thảo “Sức khỏe và an toàn thực phẩm 2017” tổ chức mới đây.

Sự kiện do Cục An toàn Thực phẩm, Hội Chữ thập đỏ TP HCM, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức tại TP HCM mới đây.

Hội thảo do Cục An toàn Thực phẩm, Hội Chữ thập đỏ TP HCM, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức tại TP HCM mới đây.

Gạo là nhu yếu phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày, song nhiều bà nội trợ vẫn mơ hồ về các quy chuẩn chất lượng. Lâu nay, chị em thường chọn gạo dựa trên các tiêu chí cảm tính như có mùi thơm, không mối mọt hay ẩm mốc… Tuy nhiên, khó có thể nhận diện gạo sạch, không chất bảo quản hay tạo mùi độc hại, không tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật bằng mắt thường.

Chuyên gia khuyên, người tiêu dùng nên quan tâm đến các chứng nhận lý tính có thể xác minh được chất lượng và độ an toàn vệ sinh thực phẩm của gạo. Ví dụ như đóng trong bao bì kín, ghi đầy đủ thông tin sản phẩm, địa chỉ sản xuất, hạn sử dụng, được cơ quan thẩm quyền cấp phép lưu hành. Tránh sử dụng gạo mập mờ nguồn gốc xuất xứ gây ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình.

chuyen-gia-bay-cach-chon-gao-an-toan-cho-suc-khoe-1

Các loại gạo được người tiêu dùng ưa chuộng.

Các chứng nhận chất lượng quốc tế cũng là tiêu chí quan trọng cho thấy uy tín, cam kết chất lượng của nhà sản xuất. Có thể kể đến chứng nhận trong nước ISO 22000, HACCP hoặc quốc tế như BRC (British Retailer Consortium)… Gạo đạt BRC phải trải qua nhiều tiêu chí đánh giá khắt khe từ khâu nhập hàng, lưu trữ, chế biến, xuất xưởng, giám định chất lượng đầu vào và ra.

Tại hội thảo, chuyên gia cũng hóa giải nghi ngại gạo kém chất lượng vì có mọt của người tiêu dùng. Thực tế trong quá trinh sinh trưởng tự nhiên, cây lúa luôn có trứng mọt. Trứng có kích thước nhỏ đến nỗi quá trình xay xát không thể loại bỏ được hết. Gặp điều kiện thuận lợi, trứng sẽ phát triển, nở thành mọt, ăn phần cám trên hạt gạo, làm xấu sản phẩm.

Khi phát hiện có mọt, nên phơi gạo trong bóng râm, nơi thoáng mát, để mọt tự bò ra ngoài và có thể sử dụng như bình thường. Mọt gạo là hiện tượng tự nhiên, không ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

An San

Nguồn: vnexpress

BÌNH LUẬN