Lãnh đạo Mỹ và Nhật thống nhất quan điểm về phi hạt nhân hóa Triều Tiên, Nga bác bỏ việc máy bay Su-34 chặn tiêm kích Israel.

  • Mỹ – Nhật nhất trí “bắt buộc” Triều Tiên từ bỏ vũ khí hủy diệt

    abe-trump-3-5005-1527550416.jpg

    Thủ tướng Nhật và Tổng thống Mỹ gặp nhau tại Nhà Trắng năm 2017. Ảnh: AFP.

    “Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Nhật Bản thống nhất việc Triều Tiên hoàn toàn dỡ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo là bắt buộc”, AFP dẫn thông cáo từ Nhà Trắng sau cuộc điện đàm giữa hai lãnh đạo hôm 28/5.

    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết sẽ gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump trước cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Triều, khẳng định Trump đang nỗ lực để gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12/6 tại Singapore theo đúng kế hoạch.

    Các quan chức chính phủ Nhật Bản trước đó cho biết Tokyo vẫn có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với Washington nhằm tìm kiếm các biện pháp gia tăng áp lực lên Triều Tiên để buộc Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân và chương trình tên lửa, trong bối cảnh hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều có triển vọng được khôi phục.

  •  Nga bác bỏ việc tiêm kích bom Su-34 chặn tiêm kích Israel

    Su-34-Syria-6707-1527551139.jpg

    Máy bay Su-34 Nga cất cánh từ căn cứ Hmeymim trong một nhiệm vụ năm 2017. Ảnh: Aviationist.

    “Vụ máy bay Su-34 chặn hai tiêm kích F-16 Israel trên bầu trời Lebanon do truyền thông Israel đưa ra là hoàn toàn vô nghĩa. Tiêm kích bom Su-34 được Nga triển khai tại Syria không dùng để chặn mục tiêu bay và không làm nhiệm vụ trên bầu trời Lebanon”, Sputnik dẫn thông cáo được Bộ Quốc phòng Nga công bố hôm 28/5.

    Trước đó một ngày, truyền thông Lebanon và Israel lan truyền thông tin một chiếc Su-34 của không quân Nga cất cánh từ sân bay Hmeymim, Syria đã ngăn chặn chiến đấu cơ F-16 Israel trên bầu trời thành phố Tripoli, phía bắc Lebanon.

    Video đăng trên mạng xã hội Lebanon cho thấy một chiếc Su-34 bay qua vùng trời nước này, tuy nhiên trong video không xuất hiện dấu vết của tiêm kích F-16, khiến nhiều chuyên gia nghi ngờ về tính xác thực của thông tin chiến đấu cơ Nga ngăn chặn máy bay Israel. Giới quan sát nhận định phi cơ Nga có thể đang làm nhiệm vụ tuần tra trên biển ngoài khơi Syria và bay vào không phận Lebanon do thời tiết xấu.

  •  Quốc hội Hàn Quốc không thông qua dự luật ủng hộ Tuyên bố Panmunjom

    sk-parliament-8988-1527552010.jpg

    Phiên họp quốc hội Hàn Quốc hôm 28/5. Ảnh: Reuters.

    Dự luật ủng hộ Tuyên bố Panmunjom không được quốc hội Hàn Quốc thông qua do vấp phải sự phản đối của đảng Hàn Quốc tự do (LKP) đối lập, theo Yonhap.

    Đảng Dân chủ (DP) cầm quyền muốn dự luật này thể hiện sự ủng hộ với các điều khoản trong Tuyên bố Panmunjom được Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ký hôm 27/4. Trong khi đó, đảng LKP đề xuất thêm nội dung yêu cầu Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân “hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược”.

    Tuyên bố Panmunjom nhấn mạnh Bình Nhưỡng và Seoul sẽ sớm ký hiệp ước hòa bình chấm dứt chiến tranh, đồng thời cam kết cùng hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

  •  Paraguay sắp có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử

    Alicia-Pucheta-5360-1527552900.jpg

    Phó tổng thống Paraguay Alicia Pucheta. Ảnh: AFP.

    Phó tổng thống Paraguay Alicia Pucheta sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước này, sau khi đương kim Tổng thống Horacio Cartes từ chức hôm 28/5, AFP đưa tin.

    Pucheta sẽ tạm nắm quyền cho tới ngày 15/8, thời điểm ứng cử viên Mario Abdo Benitez nhậm chức tổng thống nhờ chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi cuối tháng 4. Quốc hội Paraguay dự kiến xác nhận đơn từ chức của Cartes và tuyên bố Pucheta là tổng thống tạm quyền vào ngày mai.

    Bộ trưởng Quốc phòng Israel và Nga họp bàn tình hình Syria

    Shoigu-Liberman-3118-1527554180.jpg

    Bộ trưởng Quốc phòng Israel (trái) và người đồng cấp Nga trong cuộc gặp năm 2017. Ảnh: AFP.

    “Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman sẽ bay tới Nga theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu. Hai bên đã có cuộc điện đàm hồi tuần trước, trong đó Shoigu mời Lieberman tới Moskva họp vào ngày 31/5”, TASS dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Israel hôm qua công bố.

    Nội dung cuộc họp chưa được công bố, nhưng nhiều khả năng chủ đề chính sẽ là xung đột tại Syria, sau khi Nga kêu gọi các lực lượng quân sự nước ngoài rút khỏi nước này và Israel khẳng định “không có chỗ cho quân đội Iran trên lãnh thổ Syria”.

    Philippines cảnh báo Trung Quốc về ‘lằn ranh đỏ’ ở Biển Đông

    Alan-Peter-Cayetano-6941-1527555373.jpg

    Ngoại trưởng Philippines trong cuộc họp báo hồi tháng 3. Ảnh: AFP.

    Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano ngày 28/5 tuyên bố đã thông báo cho Trung Quốc về “lằn ranh đỏ”, hay các hành động mà Manila không chấp nhận ở Biển Đông, bao gồm hoạt động xây dựng ở bãi cạn Scarborough cũng như khai thác dầu và khí đốt tại các vùng biển tranh chấp, AP đưa tin.

    Tuyên bố của Cayetano được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bị các nhóm cánh tả chỉ trích vì không lên tiếng phản đối những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, như triển khai tên lửa phòng không ra đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    Quan chức Nga và NATO lần đầu nhóm họp từ sau vụ đầu độc Skripal

    NATO-HQ-1882-1527556157.jpg

    Trụ sở mới của NATO tại thủ đô Brussels, Bỉ. Ảnh: NATO.

    “Cuộc họp Hội đồng Nga – NATO sẽ diễn ra vào ngày 31/5. Đây là một phần trong cách tiếp cận song song của NATO, nhằm duy trì khả năng phòng thủ mạnh và đối thoại có ý nghĩa với Nga”, AFP dẫn lời quan chức NATO hôm nay cho biết.

    Sự kiện sẽ diễn ra ở tổng hành dinh mới của NATO tại thủ đô Brussels của Bỉ, dự kiến bàn về cuộc xung đột tại Ukraine. Đây là cuộc họp chính thức đầu tiên giữa hai phía kể từ sau vụ cựu điệp viên hai mang Nga Sergei Skripal và con gái bị đầu độc tại Anh hồi đầu tháng 3.

    Căng thẳng giữa Nga và NATO bị đẩy lên mức cao như thời Chiến tranh Lạnh trong những năm gần đây do việc Moskva sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, cũng như cáo buộc Nga đứng sau vụ đầu độc Skripal. NATO đã lên án và trục xuất 7 nhà ngoại giao Nga

     Theo VNExpress

BÌNH LUẬN