Các diễn viên của loạt phim “Guardians of the Galaxy”, “X-Men”… mất nhiều giờ trang điểm để có vẻ ngoài ấn tượng.

Elizabeth Debicki đảm nhận vai phản diện Ayesha trong phim siêu anh hùng Guardians of the Galaxy 2. Nhân vật này có lớp da màu vàng rực, hòa vào màu trang phục. Trong khi khán giả cho rằng vẻ ngoài của Elizabeth Debicki là sản phẩm của kỹ xảo điện ảnh, diễn viên Australia khẳng định trên trang Den of Geek, tất cả đều do ê-kíp hóa trang thực hiện. Người đẹp  kể thời gian tạo hình nhân vật rất lâu nên cô tận dụng lúc đó để ngủ, nghe đài hoặc uống trà.

Elizabeth Debicki đảm nhận vai phản diện Ayesha trong phim siêu anh hùng “Guardians of the Galaxy 2”. Nhân vật này có lớp da màu vàng rực, hòa vào màu trang phục. Trong khi khán giả cho rằng vẻ ngoài của Elizabeth Debicki là sản phẩm của CGI (công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính), diễn viên Australia khẳng định trên trang Den of Geek, tất cả đều do êkíp hóa trang thực hiện. Người đẹp  kể thời gian tạo hình nhân vật rất lâu nên cô tận dụng lúc đó để ngủ, nghe đài hoặc uống trà.

 

a

Karen Gillan vào vai Nebula, con gái của Thanos trong “Guardians of the Galaxy”. Cô có vẻ ngoài nửa người, nửa máy và nước da xanh thẫm. Tạo hình của người đẹp cũng do êkíp hóa trang chứ không sử dụng công nghệ CGI. Karen Gillan mất gần năm tiếng để thực hiện các bước nhuộm da, gắn thiết bị, máy móc lên cơ thể.

a

Michael Rooker gây ấn tượng với vai Yondu trong loạt phim “Guardians of the Galaxy”. Điểm nổi bật của Yondu là làn da xanh dương và đôi mắt đỏ rực. Nhân viên hóa trang mất từ ba tới bốn tiếng cho quá trình sơn da xanh, làm sẹo giả, gắn răng giả…

 

a

Rebecca Romijn được giao vai Mystique trong ba phần của series “X-Men” do Bryan Singer đạo diễn. Vào năm 1999, khi phần đầu của “X-Men” được sản xuất, công nghệ trang điểm không hiện đại như hiện nay. Diễn viên phải ngồi trên ghế chín tiếng chờ tổ hóa trang tô vẽ trên cơ thể khỏa thân của cô. Nhân vật Mystique trong phim có lớp da xanh phủ từ đầu tới chân và khả năng biến hình thành bất cứ ai.

a

Để đảm nhận vai Ultron trong tác phẩm “Avengers: Age of Ultron”, Paul Bettany phải ngồi trang điểm ba tiếng rưỡi mỗi ngày khi thực hiện các cảnh quay. Nhân viên hóa trang phủ lớp trang điểm màu tím, kết hợp chiếc mũ phủ xuống cổ. Đạo diễn Joss Whedon cho rằng cách trang điểm thủ công giúp Paul Bettany linh hoạt trong diễn xuất hơn sử dụng công nghệ CGI.

 

a

Nhân vật Red Skull của Hugo Weaving trong “Captain America: The First Avenger” có chiếc đầu đỏ rực, dị dạng, nhấp nhô xương. Theo nhà sản xuất, để phủ nhiều lớp sơn và dán da lên mặt, Hugo Weaving phải ngồi bốn tiếng mỗi lần hóa trang.

a

Ophelia Lovibond đóng vai người hầu cận Carina của Collector trong phim “Guardians of the Galaxy”. Diễn viên được sơn khắp cơ thể bằng tông tím sáng, nhuộm tóc cùng tông và đeo kính áp tròng.

a

Kelsey Grammer là quái vật Hank McCoy trong “X-Men: The Last Stand”. Để biến vẻ ngoài của Hank McCoy trở nên hoang dã, giống quái vật, tổ hóa trang sơn lên da và tay diễn viên màu xanh, sau đó đính lông tỉ mỉ. Công đoạn này mất khoảng ba tiếng rưỡi.

a

“X-Men: Apocalypse” năm 2016 có nhân vật phản diện hùng mạnh tên Apocalypse do Oscar Isaac đảm nhận. Dù tận dụng công nghệ CGI, tổ hóa trang vẫn mất hơn hai tiếng mỗi lần phủ lớp sơn lên người Oscar Isaac.

Thùy Liên

Theo VNExpress

BÌNH LUẬN