Jinghan đã thay đổi quyết định sa thải người giúp việc chỉ sau một câu nói của chồng.

Bạn sẽ phản ứng như thế nào nếu người giúp việc làm đổ nước nóng vào đứa con nhỏ của bạn, khiến bé bị bỏng? Đây chính xác là những gì đã xảy ra với cô bé 7 tháng tuổi, Masha. Và cách ứng xử của mẹ bé, chị Jinghan Naan, với tai nạn này có thể khiến bạn suy nghĩ.

Trong một bài viết gần đây trên trang cá nhân, Jinghan Naan kể lại câu chuyện của mình: “Ngày hôm qua, Masha bị bỏng nước sôi ở bên tay phải. Người giúp việc mới của chúng tôi khi đang rót nước vào bình thủy thì thấy Masha nhìn cô ấy. Và như một cách chơi đùa với con, cô ấy lắc chiếc bình trong tay mà không nhận ra rằng nắp bình chưa được đóng chặt. Nước bắn ra và đổ lên tay của Masha. Ngay lập tức, con bé khóc ré lên”.

Bố của bé, Aizat, đã nhanh chóng bế con vào toilet để xả nước lạnh nhưng những vết phồng rộp đã bắt đầu xuất hiện trên tay bé.

me-mot-con-dua-ra-cach-xu-su-voi-nguoi-giup-viec-lam-be-bi-bong

Cô bé Masha bị bỏng tay trái.

Người giúp việc này mới chỉ làm ở gia đình của Jinghan được một tuần. Cô ấy biết rằng mình đã gây ra một lỗi nghiêm trọng dù không nói ra bất cứ lời nào. Còn Jinghan không thể kiềm chế được nỗi tức giận mà nó đã chuyển dần sang thành một “sự hận thù”. Cô viết: “Tôi nhìn thấy bàn tay của người giúp việc run lên, mắt nhắm lại khi nỗ lực trấn an Masha, nhưng cô ấy đã không dám nói trực tiếp. Có lẽ cô ấy nên xin lỗi mọi người ở trong nhà trước khi chúng tôi đến bệnh viện”.

Chồng của Jinghan cố gắng làm dịu cơn tức giận của vợ và nói rằng: “Đó là một tai nạn”, nhưng cô chỉ im lặng. Masha bé nhỏ khóc không ngừng khi bác sĩ xử lý vết thương.

Cuối cùng, người mẹ trẻ đã không thể kìm nén cảm xúc của mình lâu hơn. Con gái cô gặp nguy vì sự bất cẩn của người giúp việc. Jinghan quyết định sa thải người giúp việc. Cô nói với chồng mình nhưng phản ứng của anh khiến cô bất ngờ. Chồng của Jinghan bảo: “Hãy nói về điều này sau, khi chúng ta quay lại, hỏi xem cô ấy có ổn không”. – “Nhưng đó là lỗi của cô ấy”, Jinghan quả quyết với chồng, còn anh lại từ tốn giải thích: “Nước có thể cũng đổ lên tay của cô ấy. Chúng ta thậm chí còn không buồn hỏi cô ấy có sao không. Cô ấy cũng là con người”.

Những lời này của chồng đã làm thay đổi thái độ của Jinghan và cho cô một bài học lớn. Cô nhận ra rằng cách bạn xử sự vào lúc khó khăn chính là thể hiện tính cách của bạn. Và cô viết: “Tôi hy vọng bằng việc chia sẻ điều này, chúng ta có thể luyện cho mình tính khoan dung, sự kiên nhẫn và lòng trắc ẩn nhiều hơn”.

Jinghan cũng cho biết thêm là đến nay, người giúp việc vẫn ở cùng gia đình cô. Cô ấy bị bỏng nhẹ nhưng vết thương cũng đã lành.

Câu chuyện của Jinghan đã khiến nhiều người có cái nhìn khác về một vấn đề thường gặp trong cuộc sống: Cách cư xử giữa chủ nhà và người giúp việc. Bên cạnh đó, đây cũng là lời nhắc nhở cho những người trông trẻ cần cẩn trọng hơn để tránh tai nạn đáng tiếc.

Điều cần làm khi bé bị bỏng:

1. Ngày lập tức dội nước mát (không phải nước lạnh) lên vị trí bị bỏng trong 5-15 phút. Không chườm đá.

2. Nếu quần áo dính trên da, đừng cố gắng để kéo ra.

3. Che vết bỏng bằng gạc không dính hoặc vải sạch.

4. Nếu vết bỏng nhẹ, bạn có thể thoa thuốc mỡ khánh sinh, nhưng không bôi bơ, dầu mỡ hoặc bất cứ thứ gì khác lên vết thương. Không làm vỡ những vết phồng rộp.

5. Cho trẻ giảm đau bằng Acetaminophen hoặc Ibuprofen nếu con từ 6 tháng tuổi trở lên. Làm theo các hướng dẫn sử dụng trên vỏ thuốc. Hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa trước nếu con của bạn chưa bao giờ dùng thuốc này.

6. Đưa con đến bác sĩ nếu vết bỏng chảy máu hoặc có bị viêm (đỏ, sưng, đau).

7. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay nếu:

– Khu vực bỏng bị cháy đen hoặc trắng.

– Bỏng do hóa chất hoặc điện gây ra.

– Bỏng trên khuôn mặt, bàn tay, bàn chân, bộ phận sinh dục hoặc khớp.

– Bỏng 10% hoặc nhiều hơn trên cơ thể.

ngoisao

BÌNH LUẬN