Nhiều người cho rằng có thể uống thuốc với bất cứ loại nước gì, thậm chí có người lựa chọn loại nước trái cây có mùi vị hấp dẫn nhằm loại trừ cảm giác khó chịu do dùng thuốc. Thế nhưng, điều này có thể gây hại.

Không ít người uống thuốc với nước trà, sữa, nước trái cây hay nước uống có gas. Tuy nhiên, những lựa chọn này có thể khiến thuốc bị giảm tác dụng hoặc gây hại cho sức khỏe.

Không phải nước gì cũng được

Nếu uống thuốc với nước trà, tannin trong trà sẽ làm một số thuốc (như thuốc bổ sắt) không hấp thu vào cơ thể. Nếu dùng sữa để uống thuốc kháng sinh (như tetracyclin), trong sữa chứa can-xi, có thto thành phc hp không tan, làm kháng sinh không hấp thụ  được vào máu đểcho tác dụng.

Nên uống thuốc với nước lã đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh (Ảnh Internet)
Nên uống thuốc với nước lã đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh (Ảnh Internet)

Có người thích dùng nước ép trái cây để uống thuốc. Có người ngay sau khi uống thuốc với nước, vội vàng ăn thật nhiều trái cây để làm mất dư vị khó chịu của thuốc. Những trường hợp này có thể gọi chung là uống thuốc với nước trái cây. Nên biết rằng, nhiều loại nước trái cây đã được chứng minh là gây hại nếu uống chung với thuốc. Nước cam, nước chanh có vị chua có thể làm kháng sinh như ampicillin, erythromycin, lincomycin bị hỏng do các kháng sinh này kém bền vững ở môi trường a-xít.Đệ nhất kỵ: nước bưởi!

Có khá nhiều thuốc tương tác với nước bưởi. Bưởi được đề cập ở đây là bưởi chùm (Citrus paradisis), khác với bưởi có ở nước ta (Citrus grandis). Cả hai đều thuộc họ thực vật Rutaceae và cho stương tácthuc có thging nhau. Sự tương tác giữa bưởi và thuốc được khám phá vào năm 1989. Khi đó, Bailey phát hiện, nếu dùng cùng lúc bưởi chùm và thuốc felodipin trị tăng huyết áp, nồng độ felodipin trong máu tăng gấp ba lần so với bình thường. Chính nước bưởi chùm làm tăng nồng độ felodipin trong máu, tức làm sự chuyển hóa thải trừ felodipin bị chậm giống như dùng quá liều felodipin.

Nước gì tốt nhất để uống thuốc?

Nên uống thuốc với nước lã đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh. Uống với lượng nước vừa đủ sẽ giúp đưa thuốc viên từ miệng nhanh đến dạ dày, hòa tan tạo dung dịch thuốc, sau đó trôi xuống ruột là vị trí dược chất sẽ hấp thu vào máu cho tác dụng. Với thuốc viên nang, một số người không uống với nước, nhưng viên nang uống khan có thể dính lại ở thực quản gây viêm loét thực quản. Vì vậy, uống thuốc với lượng nước đủ là cần thiết, thậm chí một số thuốc đòi hỏi phải uống nhiều nước (như thuốc chứa dược chất sulfamid) để thuốc được lọc bài tiết theo nước tiểu, không gây đóng sỏi hại thận.

PGS. TS. Nguyễn Hữu Đức
Trường Đại học Y Dược, TP. HCM

Theo Tạp chí Sức Khỏe

BÌNH LUẬN