Đập dài 17,5 m được đắp trên sông Quảng Huế (Quảng Nam) sau tám ngày, nhằm đưa nước về cho người dân Đà Nẵng vốn đang khát.

Ngày 12/3, Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) đã hoàn hành đắp đập tạm bằng bao cát trên sông Quảng Huế (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) để tăng lượng nước cho đập An Trạch, giúp đẩy nhiễm mặn trong mùa cạn cho Đà Nẵng.

Đập tạm được đắp từ gần 4.000 bao cát. Ảnh: Đắc Thành.
Đập tạm được đắp từ gần 4.000 bao cát. Ảnh: Đắc Thành.

Đập dài 17,5 m, rộng 9,3 m, cao 3,2 m, được đắp bởi gần 4.000 bao cát, hạ lưu xếp rọ đá. Đây là đập tạm nên sẽ tự phá dỡ trong mùa lũ, ông Ngô Tấn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam nói. Việc đắp đập được sự thống nhất của hai địa phương và Tổng cục Thủy lợi.

Cùng ngày, TP Đà Nẵng đề nghị tỉnh Quảng Nam phối hợp, thống nhất đề xuất Bộ Tài nguyên Môi trường điều chỉnh vận hành của các thủy điện từ ngày 24/2 đến 10/5, nhằm giảm thiểu tình trạng nhiễm mặn đang diễn ra.

Đập hoàn thành sẽ hạn chế lưu lượng nước từ sông Vu Gia chuyển về sông Thu Bồn để góp phần tăng trữ lượng nước về đập An Trạch, Đà Nẵng. Ảnh: Đắc Thành.
Đập hoàn thành sẽ hạn chế lưu lượng nước từ sông Vu Gia chảy về sông Thu Bồn, góp phần tăng trữ lượng nước về đập An Trạch, Đà Nẵng. Ảnh: Đắc Thành.

Từ đầu tháng 2 đến nay, độ mặn tại cửa thu nước Nhà máy nước Cầu Đỏ, nơi cung cấp 80% nước sinh hoạt cho cư dân Đà Nẵng, có xu hướng tăng dần và duy trì mức cao. Độ mặn trung bình 800-1.000 mg/l; riêng ngày 18/2 gần 2.000 mg/l khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Khi nguồn nước ở Cầu Đỏ bị nhiễm mặn, Đà Nẵng sẽ lấy nước từ đập An Trạch.

Đắc Thành

Theo VNExpress.net

BÌNH LUẬN