Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi các quốc gia châu Âu hồi hương hàng trăm chiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang bị lực lượng người Kurd ở Bắc Syria bắt giữ, cảnh báo rằng họ có thể “buộc phải thả chúng” một khi lính Mỹ rút khỏi quốc gia này.

Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn đã đưa ra một vài chi tiết về những kẻ bị giam giữ. Nhưng số lượng này chỉ đại diện cho một phần trong số hàng chục ngàn chiến binh thánh chiến dòng Sunni đã tới Syria và Iraq để gia nhập IS.

Vì sao họ muốn tới Syria và Iraq?

Các chiến binh thánh chiến bắt đầu tới Iraq vào năm 2003 khi Saddam Hussein bị lật đổ, dẫn tới một cuộc nổi dậy của người Sunni. Hàng trăm người được cho là đã gia nhập al-Qaeda tại Iraq, tiền thân của IS.

Quân sự - Còn bao nhiêu tay súng IS trụ lại ở Iraq và Syria?

Nhiều phần tử khác đã tới Syria sau khi cuộc nội chiến nổ ra vào năm 2011. Sự hiện diện của lực lượng này khiến cuộc chiến trở nên phức tạp hơn khi công khai chống lại giáo phái Shia Alawite của Tổng thống Bashar al-Assad.

Đã có một sự gia tăng lớn về số lượng chiến binh thánh chiến sau khi IS kiểm soát các khu vực lớn lãnh thổ Syria và Iraq vào năm 2014, kêu gọi người Hồi giáo di cư tới “vương quốc” của họ.

Bao nhiêu chiến binh nước ngoài gia nhập IS?

Liên Hợp Quốc cho hay, có hơn 40.000 chiến binh nước ngoài từ 110 quốc gia khác nhau có khả năng đã tới Syria và Iraq để gia nhập đội ngũ khủng bố.

Một nghiên cứu hồi tháng 7/2018 của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Cực đoan hóa (ICSR) tại Đại học King London dựa trên các dữ liệu chính thức, học thuật kết luận rằng 41.490 người – trong đó có 32.809 nam giới, 4.761 phụ nữ và 4.640 trẻ em – từ 90 quốc gia đã có liên hệ với IS.

Quân sự - Còn bao nhiêu tay súng IS trụ lại ở Iraq và Syria? (Hình 2).

Số lượng người nước ngoài có liên quan tới IS.

Các nhà nghiên cứu cho hay có 18.852 chiến binh đến từ Trung Đông và Bắc Phi, 7.252 người đến từ Đông Âu, 5.590 người từ Tây Âu, 1.010 đến từ Đông Á, 1.063 từ Đông Nam Á, 753 từ Châu Mỹ, Úc, New Zealand, 447 từ Nam Á và 244 từ châu Phi cận Sahara.

Quân sự - Còn bao nhiêu tay súng IS trụ lại ở Iraq và Syria? (Hình 3).

Số lượng công dân các nước phương Tây gia nhập IS.

Bao nhiêu kẻ đã thiệt mạng?

Liên minh chống khủng bố IS quốc tế do Mỹ dẫn đầu cho rằng phần lớn các chiến binh IS nay đã thiệt mạng hoặc bị bắt giữ. Nhưng liên quân từ chối nêu ra con số cụ thể các chiến binh IS nước ngoài đã thiệt mạng.

Người đứng đầu cơ quan tình báo Anh MI5 vào tháng 10/2017 cho hay có hơn 130 công dân nước này đã tới Iraq và Syria gia nhập IS và đã thiệt mạng.

Đối với những kẻ bị giam giữ, quan chức cấp cao lực lượng SDF Abdul Karim Omar vào ngày 18/2 cho hay liên quân do Mỹ dẫn đầu hiện đang giam giữ khoảng 800 chiến binh IS nước ngoài từ gần 50 quốc gia khác nhau. Ít nhất 700 phụ nữ và 1.500 trẻ em đang bị giữ tại các trại dành cho người di tản, ông nói thêm.

Một số kẻ bị bắt giữ bởi SDF đã được xác định danh tính. Hai người đàn ông từ London, El Shafee Elsheikh và Alexanda Kotey, là hai trong số đó. Những người này bị cáo buộc là thành viên của cơ quan hành quyết của IS mang tên “Beatles”, nơi đã chém đầu ít nhất 27 con tin người phương Tây.

Quân sự - Còn bao nhiêu tay súng IS trụ lại ở Iraq và Syria? (Hình 4).
El Shafee Elsheikh và Alexanda Kotey.

Ông Omar nhắc lại rằng SDF muốn các chiến binh nước ngoài được hồi hương. Ông cảnh báo rằng đó là những “quả bom nổ chậm”, đồng thời cho biết, một cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào Bắc Syria để “đè bẹp” dân quân người Kurd có thể châm ngòi cho tình trạng hỗn loạn, tạo điều kiện cho các chiến binh thánh chiến trốn thoát.

Tuy nhiên, các quốc gia là quê nhà của những phần tử nêu trên đã bày tỏ quan ngại về việc đưa các tay súng IS trở lại và những thách thức trong việc thu thập bằng chứng để hỗ trợ quy trình bắt giữ.

Theo Liên Hợp Quốc, có khoảng 1.000 chiến binh nước ngoài từ nhiều nước khác nhau đang bị bắt giữ ở Iraq. Chưa rõ con số trên có bao gồm phụ nữ và trẻ em hay không, nhưng có một nhóm hơn 1.300 người đã bị bắt ở Tal Afar vào năm 2017.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết, ít nhất 72 trong số những phụ nữ đó đã bị đưa ra xét xử vào tháng 6/2018 với tội danh nhập cảnh bất hợp pháp và là thành viên IS hoặc hỗ trợ IS. Hầu hết trong số họ bị kết án tử hình hoặc chung thân. Họ đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Pháp và Đức. Trẻ em từ chín tuổi trở lên cũng đã bị truy tố.

Có bao nhiêu chiến binh nước ngoài vẫn đang chiến đấu?

Sau 5 năm chiến đấu ác liệt và đẫm máu, các lực lượng Syria và Iraq, được hậu thuẫn bởi các cường quốc, đã đẩy IS ra khỏi gần như toàn bộ lãnh thổ mà nhóm từng kiểm soát.

Tuy nhiên, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres nói với Hội đồng Bảo an vào đầu tháng 2/2018 rằng IS vẫn có từ 14.000 đến 18.000 chiến binh ở Iraq và Syria, trong đó có tới 3.000 tay súng nước ngoài .

Ông Guterres đưa ra con số trên khi SDF tiến hành một cuộc tấn công nhằm chiếm lấy vùng lãnh thổ cuối cùng do IS kiểm soát ở Syria.

Quân sự - Còn bao nhiêu tay súng IS trụ lại ở Iraq và Syria? (Hình 5).
Phần diện tích IS kiểm soát ngày càng thu nhỏ lại.

Đã có bao nhiêu chiến binh hồi hương?

Các nhà nghiên cứu của ICSR phát hiện ra rằng ít nhất 7.366 người nước ngoài có liên quan tới IS đã quay trở lại quê hương, trong đó có 256 phụ nữ và tới 1.180 trẻ em.

Đến tháng 6/2018, có 3.906 chiến binh đã quay trở lại các quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi, 1.765 về Tây Âu, 784 về Đông Âu, 338 về Trung Á, 308 về Đông Nam Á, 156 về Nam Á, 97 về Châu Mỹ, Úc và New Zealand, và 12 đến châu Phi cận Sahara.

Liên Hợp Quốc đã bày tỏ lo ngại về việc những người trở về sẽ hoạt động trở lại khi ra tù.

Danh Tuyên

Theo Nguoiduatin.vn

BÌNH LUẬN