Bác sĩ Lâm Đình Phúc khuyên nên ăn đa dạng 20 loại thực phẩm mỗi ngày, đúng cách và đủ lượng.

Nguyên trưởng khoa nội tiết – đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương nhiều năm nay dành tâm sức nghiên cứu về căn bệnh âm thầm nhưng nguy hiểm này. Chế độ ăn uống không làm tăng đường huyết là điều đầu tiên ông muốn người bệnh phải lưu ý trước tiên.

Theo bác sĩ Phúc, ngoài việc thăm khám định kỳ, dùng thuốc theo đúng chỉ định, thì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày đóng vai trò quan trọng. Chúng quyết định chỉ số đường huyết, còn thuốc điều trị chỉ là giải pháp cải thiện đường huyết bị động. Trong quá trình khám chữa bệnh, ông luôn dành nhiều thời gian tư vấn cách ăn uống để kiểm soát đường huyết cho từng trường hợp cụ thể.

bac-si-bay-cach-an-uong-de-kiem-soat-duong-huyet

Cách ăn uống kiểm soát đường huyết đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường.

Khi bệnh nhân mắc tiểu đường, việc đầu tiên cần làm là xem lại chế độ ăn. Tốt nhất nên tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc dinh dưỡng dưới đây:

Ăn đa dạng: Chừng 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món hỗn hợp, nhiều món trong một bữa. Các món nên thay đổi trong ngày, giữa tuần, theo mùa… Nên hạn chế thực phẩm cung cấp năng lượng rỗng như đường, nước ngọt, kẹo…

Ăn chừng mực: Không ăn quá no hay quá đói, nên nhai kỹ, nuốt chậm để cảm giác no nhanh tới, sau đó rời bàn ăn ngay. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyên, người có mức đường cao nên nhai cả nước. Động tác nhai giữ nước ở miệng lâu sẽ tránh khô họng. Động tác nuốt từ từ còn kéo dài thời gian cho phản xạ báo về não, làm tăng cảm giác no.

Ăn thực phẩm nguyên vẹn: Gạo lứt, cá tươi nên ăn đều đặn. Tránh dùng thực phẩm chế biến sẵn, các loại thức ăn nhanh. Ăn nhiều rau vì chúng chứa lượng chất xơ cao, giúp đường và mỡ hấp thu vào máu chậm hơn, hạn chế tăng đường huyết. Đối với trái cây, nên chọn quả ít ngọt như cam, quýt, bưởi, sơri…

Ăn thực phẩm “xanh”: Nên ăn bánh mì không trộn phụ gia; gạo và chế phẩm như mì, bánh ướt, bún tươi, cơm gạo tấm; sữa nhạt đã lọc bớt chất béo, sữa chua, pho mát không bơ; nước táo không đường, đậu trắng, đậu nành, lạc; các loại cá, cá béo nên bỏ phần mỡ…

Thực phẩm “vàng” cần hạn chế: Bánh mì trắng, bánh mì ngọt, khoai tây; bánh bột gạo có nhân hoa quả; rau quả đóng hộp; nước ngọt, nước khoáng có đường; khoai tây nướng, dứa, mì sợi, cam, sữa.

Thực phẩm “đỏ” nên tránh: Tất cả các loại đường ngọt, mạch nha; bánh, chế phẩm có đường; quả ngọt sấy khô, quả ngâm đường; thức uống có cồn.

Dùng thêm thảo dược: Khổ qua rừng, dây thìa canh giúp hạ và ổn định đường huyết, tốt cho người tiểu đường, cao huyết áp và gặp vấn đề tim mạch. Tảo Spirulina, linh chi… giàu nguyên tố vi lượng và chất chống oxy hóa, làm giảm đường huyết cho người bệnh. Người tiểu đường tuýp 1 và 2 sau thời gian dài mắc bệnh đường huyết tăng cao, dễ xảy ra biến chứng (đột quỵ, tăng huyết áp, mỡ máu cao, thị lực giảm…), nếu dùng thêm các thảo dược hỗ trợ điều trị sẽ giảm đáng kể mức đường huyết và các biến chứng nguy hiểm.

An San

Nguồn: vnexpress

BÌNH LUẬN