Nghiên cứu đã từng được trích dẫn trong rất nhiều tài liệu lại là do một chú mèo viết ra? Chuyện hoang đường gì thế này?

Đọc một nghiên cứu khoa học, với những cái tên tác giả dài ngoằn ngoèo, bạn không bao giờ tưởng tượng được nó thuộc về một con mèo đúng không?

Nghe khó tin nhưng có thật, vào thập niên 1970 đã từng có một nghiên cứu được kí tên bởi đồng tác giả F.D.C Willard – một boss mèo 4 chân hẳn hoi.

Đã từng có một nghiên cứu cực kỳ quan trọng, nhưng tác giả của nó là... một con mèo - Ảnh 1.

Năm 1975, Jack H.Hetherington đang là một giáo sư vật lý tại ĐH Bang Michigan. Đây cũng là thời điểm ông hoàn thành nghiên cứu vật lý có sức ảnh hưởng lớn đến những nghiên cứu của thế hệ sau này.

Nghiên cứu của ông mang tên “Two-, Three-, and Four-Atom Exchange Effects in bcc 3He” – một nghiên cứu chuyên sâu về tính chất của nguyên tử tại các nhiệt độ khác nhau. Nó có vẻ hơi khó hiểu đối với phần lớn những người không làm về khoa học và tất nhiên là với cả mèo nữa.

Vậy mà, không hiểu sao phần tác giả nghiên cứu lại có đề tên một chú mèo…

Chuyện gì đã xảy ra?

Tóm lại thì mọi chuyện như thế này, Hetherington sau khi hoàn thành nghiên cứu đã định gửi nó đến tờ Physical Review Letters (ngày nay là một tạp chí vật lý uy tín hàng đầu thế giới). Tuy vậy, trước khi gửi đi, ông đã đưa bài viết cho một đồng nghiệp để xem lại lần cuối, và đây là khi mọi thứ bắt đầu có vấn đề.

Hetherington đã dùng chữ “chúng tôi” (we) một cách thật “quý’s tộc” xuyên suốt bài viết trong khi ông làm có một mình! Trong khi đó tờ Physical Review Letters chỉ cho đăng những nghiên cứu sử dụng đại từ “tôi” (me) và “chúng ta” (us) khi và chỉ khi có nhiều hơn một tác giả tham gia.

Nếu là ngày nay, ông sẽ chỉ cần vài thao tác đơn giản trên Word là đủ để thay thế tất cả các từ. Nhưng vào thời điểm đó, nghiên cứu được viết ra nhờ máy đánh chữ, và thế là tình huống trở nên khá là bi kịch cho nhà vật lý tài năng.

Đã từng có một nghiên cứu cực kỳ quan trọng, nhưng tác giả của nó là... một con mèo - Ảnh 2.

Làm sao để giải quyết vấn đề này đây

Sau một đêm “suy nghĩ trằn trọc”, Hetherington quyết định rằng nghiên cứu của ông… quá hay do đó phải được xuất bản ngay và luôn.

Hoàn toàn không có ý định viết lại, Hetherington đã làm một điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử khoa học, khi thêm tên tác giả thứ 2 là chú mèo Xiêm của mình – Chester.

Đương nhiên chỉ viết “Chester” vào vị trí đồng tác giả thì nghe không sang chảnh, do đó ông kí tên F.D.C. Willard. Từ “F.D.C.” là viết tắt của “Felix Domesticus Chester” (nghĩa là chú mèo nhà Felix Chester), còn Willard là tên của cha Chester. Đấy, mèo cũng phải có họ tên đàng hoàng nhé.

Đã từng có một nghiên cứu cực kỳ quan trọng, nhưng tác giả của nó là... một con mèo - Ảnh 3.

Đây là Chester hay còn được giới khoa học biết dưới tên F.D.C. Willard

Rốt cuộc thì nghiên cứu của Hetherington cũng được công bố tại số báo 35 của Physical Review Letter. Còn Hetherington chẳng có vẻ gì gọi là hối hận về việc này. Ông viết rằng: “Tôi làm gì bất kính à?… Nếu nghiên cứu của tôi được chứng minh là đúng, mọi người sẽ nhớ tới nó thay vì sự bất thường về tác giả. Tôi vẫn sẽ tiếp tục trong bất kì trường hợp nào và không việc gì phải xin lỗi cả.”

Willard thậm chí còn được tự kí tên vào nghiên cứu bằng một dấu chân in vào giấy. Rõ ràng Hetherington chẳng lo lấy một giây về phản ứng của mọi người trước cách hành xử của mình, thậm chí ông còn bắt đầu mô tả Chester/ Willard như là “Nhà tư vấn” của trường đại học.

Đã từng có một nghiên cứu cực kỳ quan trọng, nhưng tác giả của nó là... một con mèo - Ảnh 4.

Đây, chữ kí của bé mèo uyên bác nhất thế giới là đây

Hội đồng trường có vẻ rất thích ý tưởng này. Năm 1975, chủ tịch khoa Vật Lý Truman Woodruff thậm chí còn viết thư cho Hetherington hỏi xem ông có thể thuyết phục Willard làm việc toàn thời gian được không. Trong thư, ông viết “Liệu anh có thể tưởng tượng được sự vui sướng của mọi người khi mà Willard có thể tham gia với chúng ta, với tư cách là Giáo sư dự khán đặc cách?”.

Theo Hetherington, chỉ có biên tập viên tạp chí là không vui về việc này thôi. Sau đó, nghiên cứu được viết hoàn toàn bằng tiếng Pháp và được đăng trên tờ La Recherche. Lần này Willard là tác giả chính, Hetherington chỉ “giúp đỡ” tí thôi. Ai biết được một con mèo có thể nói tiếng Pháp chứ!

Nguồn: Atlasobscura
Nguồn:kenh14

BÌNH LUẬN