Bắp cải trị đau dạ dày, viêm ruột, đầy bụng, chậm tiêu, táo bón, có tác dụng ngăn ngừa ung thư.

Trong cuốn Món ăn bài thuốc của bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc, tác dụng lớn nhất của bắp cải là trị đau dạ dày. Công dụng này đã được khoa học hiện đại nghiên cứu và xác nhận. Khảo sát của giáo sư Garnect Cheney tại trường đại học Y khoa Stanford (Mỹ), trị loét dạ dày bằng nước ép bắp cải, 262 trong số 265 ca khỏi bệnh sau ba tuần điều trị. Bác sĩ Shive ở Đại học Texas cũng công nhận tính trị lành vết loét dạ dày tá tràng của nước ép này.

Hoạt chất trị lành vết loét dạ dày là vitamin U – một hợp chất có lưu huỳnh methylmethiomin sulfomium. Chất này được đưa vào công nghiệp dược trong thập niên 1950, dưới tên đặc chế Epadyn U. Ngày nay, người ta đã tổng hợp được chất này mà không trích xuất từ bắp cải nữa.

Cách làm nước ép bắp cải như sau: chọn các loại bắp cải không sâu úa, rửa sạch, chần sơ qua nước sôi, để ráo nước rồi ép lấy nước. Một kg bắp cải có thể ép được nửa lít nước. Nước này khó bảo quản nên tồn trữ trong tủ lạnh, dùng trong ngày, mỗi ngày uống chừng một lít, mỗi đợt uống 2 tháng, uống nhiều đợt đến khi khỏi bệnh hoàn toàn. Ngoài ra, có thể uống chung với thuốc dạ dày khác bởi nước này không độc.

Vitamin U trong bắp cải bị nhiệt phân hủy, vì vậy phải ép từ lá tươi, không được nấu chín. Song, cũng nên ăn sống vì nó cứng và khó ăn. Trong trường hợp bị nặng, chỉ uống nước này sau bữa ăn.

Công dụng chữa bệnh của cái bắp đã có từ xa xưa. Ảnh: Food Gallery
Bắp cải có nhiều công dụng chữa bệnh. Ảnh: Food Gallery

Ngoài công dụng trị đau dạ dày, vitamin U trong cải bắp dùng để điều trị viêm ruột, đầy bụng, chậm tiêu, táo bón. Bác sĩ Shive còn tìm thấy trong bắp cải một chất gọi là gluamine dùng để trị nghiện rượu, chất acid tartonic – chất dùng trị béo mập.  Người xưa thường lấy lá bắp cải, bỏ xương lá và làm giập nát (lăn chai thủy tinh lên), đắp vào mụn nhọt, vết thương để vết thương không làm độc và hết mủ. Người ta cũng dùng lá giập đắp lên vết giời leo (zona).

Theo giáo sư Paul Talaluy, Trường Đại học Hopkins, Mỹ, trong cơ thể có 2 loại enzym. Loại thứ nhất có tính kích thích tế bào cảm ứng với tác nhân gây ung thư. Loại thứ hai ức chế tác nhân ung thư, làm cho chúng không còn độc tính. Giáo sư tìm thấy chất sul-fographan trong một số cây thuốc họ cải (cruciferal): cải bắp, bông cải, su hào, xà lách, song sulfographan ngăn cản phát triển khối u bằng cách hoạt hóa các enzym loại thứ hai. Ông khuyên người bệnh ung bướu nên dùng bắp cải.

Thúy Quỳnh

 theo vnexpress.net

BÌNH LUẬN