Mặc dù các hãng điện thoại vẫn luôn muốn làm cho các sản phẩm của mình trở thành thiết bị bảo mật nhất, tuy nhiên, vẫn không thể chắc chắn 100% rằng chiếc smartphone của bạn đang sở hữu sẽ được an toàn.

1. Khóa điện thoại

Đừng nghĩ mình không có bí mật nào phải che giấu đồng nghĩa với việc không cần thiết phải khóa điện thoại. Đây là một suy nghĩ sai lầm. Khóa màn hình điện thoại sẽ giúp bạn tự bảo vệ thông tin nhiều hơn bạn nghĩ khỏi những nguy cơ mất mát và giúp bạn giữ được sự riêng tư cần thiết.

Thủ thuật - Tiện ích - 6 bước đơn giản để tự bảo vệ smartphone của bạn

Cho phép điện thoại tự khóa màn hình khi không sử dụng trong một thời gian ngắn là nền tảng cho việc bảo mật thiết bị. Khi điện thoại bị khóa, nó sẽ ngăn cản những người khác truy cập vào thiết bị của bạn. Đương nhiên họ cũng không thể mở dữ liệu cũng như tò mò về ứng dụng mà bạn dùng.

Những năm trước, khóa điện thoại đơn giản chỉ là mã PIN thì hiện nay, có nhiều tùy chọn hơn, bao gồm cảm biến dấu vân tay, mống mắt, nhận diện gương mặt,…. Chỉ trong một tích tắc, bạn đã có thể mở khóa điện thoại dễ dàng, vì vậy, không còn lý do nào để bạn có thể bao biện cho sự lười khóa điện thoại của mình.

Khi bạn cài đặt khóa điện thoại, hãy cân nhắc quãng thời gian để điện thoại tự động khóa khi không sử dụng, thời gian tối đa chỉ trong vòng một vài phút là đủ an toàn. Điện thoại của bạn cũng nên cài đặt mặc định màn hình khóa sau khi khởi động lại và yêu cầu mã PIN chứ không phải dấu vân tay hoặc lối tắt bảo mật khác.

2. Luôn cập nhật hệ điều hành

Người dùng Android tiếp tục phải đối mặt với sự phân mảnh hệ điều hành. Phiên bản phổ biến nhất của Android đang được sử dụng vào tháng 2/2018 là Nougat (7.0 và 7.1) với 28,5% thị phần. Chỉ có 1,1% người dùng điện thoại đang chạy phiên bản mới nhất là Oreo (8.0 và 8.1) Kitukat (4.4).

Còn đối với Apple, phiên bản mới nhất của iOS là 11.2 có thị phần cao nhất ở 70%, số còn lại vẫn sử dụng các phiên bản cũ hơn.

Việc “bảo thủ” với hệ điều hành cũ có thể khiến bạn phải đối mặt với những nguy cơ bị tấn công mạng bất kỳ lúc nào mà bạn không hề hay biết.

Tuy nhiên, không phải điện thoại nào cũng có thể cập nhật hệ điều hành mới nhất. Với những thiết bị đời quá cũ, thiết kế phần cứng của nó sẽ không đủ để có thể chạy mượt mà trên những hệ điều hành mới.

Đề xuất của chúng tôi là nếu điện thoại của bạn không còn được cập nhật thì đây là lúc bắt đầu mua sắm mới. Vì vậy, khi tìm kiếm điện thoại thông minh mới, ngoài các tính năng khác, hãy tìm kiếm điện thoại có khả năng nhận được cập nhật lâu dài.

3. Tránh các thương hiệu không an toàn

Các thương hiệu điện thoại danh tiếng sẽ thường xuyên nhận được cập nhật hệ điều hành hơn những thương hiệu điện thoại “cùi bắp”. Ví dụ như dòng Google Pixel và iPhone của Apple có thể nhận được cập nhật trong nhiều năm. Tuy nhiên với những smartphone khác, nó hoàn toàn có thể ngược lại.

Nhiều người hãy còn nhớ thông tin gần đây cho thấy, có tới trên 40 mẫu điện thoại giá rẻ (đa phần là điện thoại Trung Quốc) có cài đặt sẵn phần mềm độc hại trước khi được bán ra thị trường. Bạn có nghĩ mình sẽ thuận tình “sống chung với lũ” cùng những phần mềm độc hại này hay không?

4. Xác thực hai yếu tố

Với tất cả dữ liệu trên smartphone như email, danh bạ, ứng dụng tài chính và nhiều thứ khác, bạn cũng nên có thêm một lớp bảo mật để tránh bị mất mát hoặc hacker truy cập vào. Nếu thêm một lớp bảo mật, kể cả khi điện thoại của bạn rơi vào tay người khác, bạn vẫn được an toàn về thông tin.

Thủ thuật - Tiện ích - 6 bước đơn giản để tự bảo vệ smartphone của bạn (Hình 2).

5. Quét virus

Các thiết bị di động ngày càng nhạy cảm với phần mềm độc hại, bao gồm ransomware (mã độc tống tiền). Thậm chí, cửa hàng Google Play vẫn tiếp tục phải đối mặt với những phần mềm giả mạo có chứa mã độc. Giải pháp dành cho bạn vẫn là cảnh giác với những nhà cung cấp không được xác minh và thực hiện quét virus trên thiết bị theo định kỳ.

Thủ thuật - Tiện ích - 6 bước đơn giản để tự bảo vệ smartphone của bạn (Hình 3).

Bạn không muốn phải đối mặt với mã độc tống tiền chỉ vì sự lơ là bảo mật của mình chứ?

6. Không jailbreak điện thoại của bạn

Một bộ phận người sử dụng iPhone thường jaibreak thiết bị của họ. Người dùng Android cũng có thể làm điều tương tự, thay vì jailbreak, họ root thiết bị.

Cách làm này sẽ cho phép người dùng tải các ứng dụng trái phép có thể chứa phần mềm độc hại. Minh chứng là trong năm 2015, phần mềm độc hại KeyRaider đã nhắm mục tiêu tới những chiếc iPhone đã bị jailbreak khiến 225.000 tài khoản Apple đã bị lộ mật khẩu.

Còn với thiết bị chạy Android, cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại CopyCat cũng đã ảnh hưởng tới 14 triệu máy. Nguồn phần mềm độc hại đều bắt đầu từ các ứng dụng phổ biến được tải xuống trên cac website không phải là cửa hàng của Google Play.

Từ quan điểm kể trên, các chuyên gia khuyên người dùng không nên jailbreak điện thoại của mình và gắn bó với hệ điều hành gốc để tránh lộ điện thoại….

Đ.Huệ

Theo Người Đưa Tin

BÌNH LUẬN