Nhập gia tùy tục, câu nói này không chỉ dùng với con người mà còn đúng với cả các bộ phim hoạt hình nổi tiếng.
Nhập gia thì tùy tục – câu nói này không chỉ đúng với con người, mà còn là cả phim hoạt hình nữa. Khi phim hoạt hình được chiếu ở các nước khác nhau, chúng lại được chỉnh sửa lại sao cho phù hợp nhất so với quốc gia đó. Vậy những thay đổi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu 1x bí mật nho nhỏ đó qua chùm ảnh dưới đây.
1. Trong bộ phim Inside Out (Những mảnh ghép cảm xúc), bé Riley vốn không thích bông cải xanh. Với người Nhật, điều này không đúng lắm vì trẻ nhỏ rất thích ăn rau và đạo diễn phải đổi chúng thanh ớt chuông xanh.
2. Cũng trong Inside Out, cảnh bố Riley xem khúc côn cầu cũng được thay bằng bóng đá vì ngoài Bắc Mỹ, hầu như chẳng ai xem bộ môn này cả.
3. Trong bộ phim Up (Vút bay), nhãn chai có chữ “thác nước” ở phiên bản Mỹ cũng được thay bằng hình ảnh thác nước thật cho phù hợp với cả thế giới.
4. Với bộ phim Monsters University (Lò đào tạo quái vật), dòng chữ “làm bạn tôi nhé” trong phiên bản Mỹ cũng được thay thế bằng những hình vẽ thân thiện trên bánh cupcake.
5. Ở cảnh tiếp theo, các nhà sản xuất cũng nhanh tay thay thế các hình vẽ trên bánh cupcake. Ban đầu chúng dùng để trêu đùa nhân vật Mike, nhưng được thay thế vì dòng chữ “kỳ cục” có vẻ không phù hợp lắm khi chuyển ngôn ngữ.
6. Các quái vật cũng nhanh nhạy thay thế triệt để phù hợp khi ra biển lớn. Bằng chứng là dòng chữ “Scare Game” cũng được thay thế bằng logo quái vật.
7. Với phim Planes (Thế giới máy bay), nhân vật máy bay Rochelle vốn là của Canada, nhưng đã chuyển sang quốc tịch và màu sắc khác nhau khi ra phiên bản quốc tế. Ở Brazil thì tên nàng là Carolina, ở Nga là Tanya, còn Đức là Heidi.
8. Trong bộ phim Wreck-It Ralph (Ráp-phờ đập phá), nhân vật Minty Zaki được đặt tên theo nhà làm phim nổi tiếng Hayao Miyazaki. Còn tại Nhật, cô nàng được đổi tên thành Minty Sakura với ngoại hình khác hẳn.
9. Trong Zootopia (Phi vụ động trời), nhân vật người dẫn chương trình cũng được thay đổi theo từng quốc gia chiếu phim. Bắc Mỹ, Pháp và Canada thì MC là loài nai sừng tấm, ở Nhật Bản là loài chồn tanuki, Úc và New Zealand là loài gấu túi koala, Trung Quốc là gấu trúc, nước Anh lại chọn loài chó corgi, còn Brazil là báo đốm.
(Nguồn: BrightSide)
Theo Tri Thức Trẻ