Nem chua, gỏi cá, sushi, rau sống, ốc hay ngao đều là những loại thực phẩm có thể chứa giun, sán.

Nem chua

Ngoài thịt lợn, nhiều loại thực phẩm cũng có nguy cơ sán tiềm ẩn

Nem chua là đặc sản không phải chỉ riêng của tỉnh thành nào mà có rất nhiều phiên bản ở các địa phương từ Bắc đến Nam. Nem chua mỗi vùng đều có hương vị riêng: nem chua Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), nem Ninh Hòa (Khánh Hòa), nem Lai Vung (Đồng Tháp)…

Tuy cách đóng gói, công đoạn có nhiều điểm khác nhau nhưng nhìn chung đều làm từ thịt lợn và chỉ dùng thịt ở mông và thịt thăn băm nhuyễn hay giã bằng chày và cối. Sau đó, người ta cho các gia vị như muối, tiêu, đường, tỏi… trộn cùng bì lợn thái chỉ, gói bằng lá cây ổi, sung, đinh lăng, vông nem… và thêm một lớp lá chuối dày bên ngoài. Để khoảng 3-5 ngày là nem chín và có thể ăn được.

Nguyên liệu chính để làm nem chua là thịt lợn sống nhưng nếu không được kiểm nghiệm có thể đã nhiễm sán, cách làm chín bằng men cũng không đảm bảo vi khuẩn khác bị tiêu diệt. Ngay cả khi không có dịch thì việc tiêu thụ cũng phải chừng mực và có theo dõi, nhất là với những người có hệ tiêu hóa kém.

Ốc, ngao

Ngoài thịt lợn, nhiều loại thực phẩm cũng có nguy cơ sán tiềm ẩn - 1

Ốc, ngao… được chế biến thành những món ăn đường phố được yêu thích, như các loại ốc luộc, ngao hấp. Sức hấp dẫn của những món thủy hải sản này dường như không có điểm dừng. Vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, bạn cũng có thể hít hà hương ốc hấp thơm ngát, chấm vào bát nước chấm đậm đà, hương vị vừa đủ.

Thế nhưng, ốc hay ngao đều có môi trường sống là ao, hồ, biển có nhiều bùn đất, cát nên chúng mang trong mình nhiều ký sinh trùng có hại cho sức khỏe. Nếu quá trình chế biến, chọn lọc nguyên liệu không được làm cẩn thận thì việc nhiễm giun sán là rất có khả năng. Do đó, bạn không nên ăn nhiều, nhất là với người có sức đề kháng yếu, trẻ em và người mang thai.

Sushi, gỏi

Ngoài thịt lợn, nhiều loại thực phẩm cũng có nguy cơ sán tiềm ẩn - 2

Các món làm từ cá sống như sushi, sashimi… hay quen thuộc với ẩm thực Việt như gỏi cá mai, gỏi cá nhệch, gỏi mực, gỏi tôm… đều là những món ăn nhiều không tốt cho sức khỏe. Mặc dù việc ăn sống hải sản giúp giữ nguyên hương vị tươi ngọt, giòn ngon nhưng chúng cũng được chứng minh là chứa nhiều ký sinh trùng gây bệnh giun sán hay các loại vi khuẩn khác do sống dưới nước biển, chưa được qua vệ sinh tiệt trùng triệt để đã ăn trực tiếp. Một khi vào đến cơ thể, chúng có thể gây tổn hại cho các bộ phận đường tiêu hóa như gan, ruột…

Rau sống

Ngoài thịt lợn, nhiều loại thực phẩm cũng có nguy cơ sán tiềm ẩn - 3

Người Việt có thói quen ăn rau sống trong hầu hết các món ăn từ các món gỏi cuốn, bánh tráng cuốn, bánh xèo… cho tới các món bún riêu, bún cá, bún ốc… Các loại rau sống phổ biến là xà lách, rau mùi, rau húng, rau kinh giới, tía tô, rau chuối… Trong quá trình chăm sóc và trồng trọt, người ta có thể tưới lên rau nhiều loại nước bẩn, phân tươi hay hóa chất có thể chứa ấu trùng sán hoặc dư lượng hóa chất còn đọng lại. Nếu ăn ngoài hàng, việc rửa rau thường rất sơ sài, không đủ để tiệt trùng. Bạn có thể yêu cầu chần sơ qua rau sống nhưng nhiệt độ và thời gian không đủ thì cũng không có tác dụng. Ngay cả khi ở nhà, bạn rửa rau sạch, ngâm nước muối loãng cũng chưa đảm bảo rau đã an toàn.

Lòng lợn

Ngoài thịt lợn, nhiều loại thực phẩm cũng có nguy cơ sán tiềm ẩn - 4

Đây là món ăn được yêu thích vì giòn, ngon, bùi bùi, chấm với mắm tôm hay nấu cháo đều ngon nhưng lại là nơi chứa nhiều mầm bệnh, trong đó có ấu trùng sán. Thậm chí, lòng lợn còn là ổ bệnh vì là nơi sán sống trong cơ thể con lợn nhiều hơn cả trên phần thịt. Dù chế biến sạch cỡ nào thì nguy cơ nhiễm sán do ăn lòng lợn vẫn rất cao. Tốt nhất là bạn nên gạch tên lòng lợn trong thực đơn bữa ăn hàng ngày thời gian này. Ngoài sán, lòng lợn còn dễ chứa vi khẩn Ecoli gây bệnh tiêu chảy, tả lỵ, thương hàn… Lòng lợn cũng chứa nhiều protein và cholesterol gây ra nhiều vấn đề với người tiểu đường, có bệnh tim mạch hay các bệnh về chuyển hóa.

Tiết canh

Ngoài thịt lợn, nhiều loại thực phẩm cũng có nguy cơ sán tiềm ẩn - 5

Đây là một trong những món ăn “đẫm máu” nhất của ẩm thực Việt khi được làm từ tiết động vật tươi, pha với nước mắm, nước muối nhạt hãm cho khỏi đông trước khi trộn với thịt, sụn băm nhỏ để làm đông tiết. Món này khá phổ biến từ Bắc vào Nam, thường dùng làm món nhậu. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, tiết canh chứa rất nhiều vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có hại cho sức khỏe. Thậm chí nguy cơ nhiễm khuẩn, giun sán còn cao gấp 10 lần lòng lợn. Ngoài giun sán, tiết canh còn có thể gây ra các bệnh tiêu hóa, đặc biệt là viêm não.

Hà Nguyên tổng hợp

Theo Ngoisao.net

BÌNH LUẬN