Thùy Minh sẵn sàng bỏ việc nhà đi du lịch, Trang Hạ biến các thiết bị hiện đại thành thợ thủ, còn Huyền Trân thích nghe nhạc khi rửa chén.
MC Thùy Minh, nhà văn Trang Hạ, tác giả Uyên Bùi, tiến sĩ tâm lý Phan Thị Huyền Trân là những bà mẹ nổi tiếng thành công trong sự nghiệp, viên mãn chuyện gia đình. Ngoài núi công việc ngoài xã hội, cả bốn vẫn phải “ba đầu sáu tay” xoay xở việc nhà. Song nhờ sở hữu những bí quyết riêng, mà họ đều cân bằng được cuộc sống.
MC Thùy Minh sẵn sàng bỏ việc nhà đi du lịch
Theo Thùy Minh, trước khi biết yêu ai đó, phải học cách tự yêu chính bản thân mình. Vì vậy, bà mẹ hai con luôn xếp hạnh phúc riêng ở vị trí thứ nhất, việc nhà dù bộn bề cũng chỉ đứng thứ sau. Tháng trước, nữ MC kéo cả gia đình du lịch Bali dù vừa cấp tốc dọn về nhà mới, đồ đạc ngổn ngang, quần áo ngoài dây phơi còn chưa rút.
“Khi có cơ hội, mình sẵn sàng xách chồng con lên và đi, khám phá và tận hưởng nhiều hơn. Thời gian ấy có ý nghĩa với cuộc sống của mình hơn nhiều lần”, Thùy Minh bày tỏ quan điểm.
MC Thùy Minh không lao vào việc nhà, mà ưu tiên tận hưởng cuộc sống. |
Nhà văn Trang Hạ biến các thiết bị hiện đại thành thợ thủ
Trang Hạ cũng đồng tình với MC Thùy Minh. Chị nói:”Phụ nữ đừng ném cả thanh xuân vào những việc nhà không tên. Cuộc đời ai cũng chỉ có một và nữ giới có quyền tận hưởng cuộc sống tươi đẹp, khi cần, hãy mạnh dạn để việc nhà đợi”.
Nữ nhà văn sinh năm 1975 chiêm nghiệm thấy, ở tuổi 24, cô sẵn sàng hy sinh bản thân cho gia đình; 42 tuổi trải đủ sự đời, nên lơi lỏng việc nhà hơn để dành thời gian cảm nhận cuộc sống. Thời đại này có biết bao nhiêu tiện nghi giúp phụ nữ rảnh rang hơn khi tề gia nội trợ.
Nếu cả ngày mệt nhoài ở công ty, phụ nữ hãy cứ làm ngơ đống chén dĩa bẩn và lẩm nhẩm câu thần chú: “Việc nhà có thể đợi, cuộc sống của mình thì không. Hôm nay mình đã quá mệt, việc cần nhất lúc này là tắm nước ấm và nằm xuống ngủ giấc thật ngon”.
Nâng cấp các vật dụng trong nhà bếp, sắm những thiết bị thông minh, mua các sản phẩm chất lượng… sẽ giúp việc nhà nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn nhiều lần. Đơn giản nhất, chỉ cần tinh ý chọn chai nước rửa chén khử nhanh dầu mỡ, hương thơm dễ chịu không chỉ giúp chén dĩa sạch thơm, mà người nội trợ còn có cảm giác thư thái khi làm việc nhà. Một cây lau nhà thông minh, chiếc lò nướng lập trình sẵn… cũng giúp chuyện nội trợ thêm nhàn tênh.
Trang Hạ còn được gọi là “nhà văn của đàn bà”, luôn đấu tranh cho hạnh phúc của phụ nữ trong những tác phẩm của mình. |
Uyên Bùi đơn giản việc nhà để dành thời gian bên con
Vài năm nay, vợ chồng Uyên Bùi đã từ bỏ công việc ổn định với mức lương cao. Cả hai chọn làm việc tự do để có nhiều thời gian hơn lớn lên cùng bé Mật Ong.
Dù làm mẹ toàn thời gian, song tác giả cuốn sách “Để con được ốm” không vùi đầu vào việc nhà, mà dành phần lớn thì giờ cho con. Cô theo đuổi phương pháp dạy con ở nhà home-school nổi tiếng ở phương Tây, thay vì cho đến trường
Bên cạnh việc dạy con học, Uyên Bùi cho con cả thế giới tự do để phát triển và khám phá những điều bé thích. Mật Ong được bố mẹ đưa đi khắp nơi để tìm hiểu về cuộc sống, tham gia các lớp ngoại khóa nghệ thuật, nghiên cứu khoa học, toán sáng tạo…
“Đừng bao giờ quên bên ngoài cửa bếp còn rất nhiều điều lung linh chờ bạn khám phá. Vậy nên việc nhà có thể đợi, còn mình cứ tận hưởng thời gian vui vẻ cùng gia đình và chăm sóc bản thân trước đã”, Uyên Bùi khuyên.
Cô cho rằng, giá trị của người phụ nữ không chỉ nằm ở việc tề gia nội trợ hay quán xuyến việc nhà. Khi chị em biết chăm sóc bản thân, tự khắc sẽ có đủ năng lượng tích cực để làm việc nhà, tận hưởng cuộc sống.
Uyên Bùi cắt xén việc nhà để có nhiều thời gian bên con. |
Tiến sĩ tâm lý Huyền Trân biến việc nhà thành niềm vui
Nữ tiến sĩ quan niệm, phụ nữ bỏ mặc nhà cửa bề bộn, để chăm lo cho sức khỏe bản thân trước, mới là phụ nữ thông minh. Với những việc nhà không thể không làm, thì phải hoàn thành bằng tâm thế thoải mái nhất. Triết lý sống này cũng áp dụng với bất kỳ việc lớn nhỏ nào trong đời. Thái độ lạc quan, hài hước sẽ khiến chị em nhìn mọi thứ xung quanh theo hướng tích cực và tràn đầy năng lượng.
“Hãy bắt đầu ngày mới bằng nụ cười. Hãy thay đổi tâm thế của mình. Thay vì rửa chén và bực dọc trong người, tôi sẽ chọn vừa rửa chén, vừa nghe nhạc, xem như đang tập thể dục”, tiến sĩ tâm lý Phan Thị Huyền Trân mách nhỏ.
Huyền Trân dành 30 phút mỗi ngày để nghe nhạc, nghỉ ngơi, mỉm cười, ngắm trời mây và nuôi dưỡng những ý nghĩ hạnh phúc. Sau quãng thời gian ấy, mọi việc nhà đều trở thành nhẹ gánh hơn rất nhiều.
Tiến sĩ Phan Thị Huyền Trân là người sáng lập ngôi trường tâm lý đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho phụ nữ. |
An San