Các mảnh rác thải nhựa có thể gây nguy hiểm cho động vật biển nếu nuốt phải, làm nghẹt thở, tắc nghẽn dạ dày và hệ tiêu hóa của chúng.

Trung bình mỗi năm, con người sản xuất 300 triệu tấn nhựa. Khoảng 12,7 triệu tấn rác thải nhựa bao gồm túi, chai, bao bì thực phẩm sẽ đi vào đại dương, tàn phá môi trường biển và ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật, theo International Business Times.
Trên hình là một con chim hải âu lớn chết trên đảo san hô Midway với nhiều mảnh rác thải nhựa trong dạ dày. Các nghiên cứu cho thấy, khoảng 60% chim biển từng ăn phải rác thải nhựa. Con số này dự kiến tăng lên 99% vào năm 2050. Ảnh: Chris Jordan.

Con rùa biển Olive Ridley này được tìm thấy trên bãi biển phía bắc San Diego, California, Mỹ, trong tình trạng bị mất nước, suy dinh dưỡng và hạ thân nhiệt. Các nhà khoa học phát hiện nó ăn phải nhiều rác thải nhựa.
Khoảng một nửa số rùa trên thế giới nhầm lẫn rác thải nhựa trôi nổi là thực phẩm nên vô tình nuốt phải. Điều này có thể khiến chúng bị tắc ruột, loét các bộ phận bên trong cơ thể dẫn đến cái chết. Ảnh: Mike Aguilera.

Ô nhiễm nhựa trên biển làm tổn hại đến nền kinh tế của các quốc gia do chi phí dọn sạch bãi biển, tổn thất du lịch, thiệt hại cho ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Trên hình là một bãi biển tràn ngập rác thải nhựa ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Ảnh: AP.

Theo ước tính, khoảng 97% chim hải âu Laysan non sống ở phía bắc Thái Bình Dương có các mảnh nhựa trong dạ dày. Nguyên nhân là do bố mẹ của chúng nhầm lẫn rác thải nhựa với thức ăn và mớm mồi cho con. Ảnh: Claire Fackler.

Các ngư dân đang chuẩn bị đánh bắt cá ở giữa bãi rác thải nhựa trên bờ Vịnh Manila, Philippines. Ảnh: Erik de Castro.

thợ lặn tại Cơ quan Hải dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) đang cố gắng giải cứu một con hải cẩu mắc kẹt trong lưới đánh cá bằng nhựa bị vứt bỏ. Ảnh: NOAA.

Các nhà khoa học tại Đại học Tasmania, Australia, ước tính đảo Henderson ở phía nam Thái Bình Dương có khoảng 37,7 triệu mảnh rác thải nhựa. Theo nhóm nghiên cứu, với mật độ khoảng 671 mảnh nhựa trên mỗi m2, đảo Henderson trở thành nơi có mức độ ô nhiễm nhựa lớn nhất thế giới. Ảnh: Jennifer Lavers.

Con rùa bị mắc kẹt vào khe hở của một mảnh nhựa, khiến cơ thể nó bị biến dạng khi lớn lên. Ảnh: IB Times.

Nhiều rác thải nhựa trôi nổi trên cửa sông Estero de Vitas ở Tondo, Manila, Philippines. Ảnh: AFP.

vnexpress

BÌNH LUẬN