Ông Trần Chí Viễn khuyên mọi người muốn thành công thì không từ bỏ giấc mơ của mình một cách dễ dàng.

Tan Sri Vincent Tan (Trần Chí Viễn), người sáng lập Tập đoàn Berjaya cũng là một tỷ phú sở hữu khối tài sản có tài sản ròng 820 triệu USD tương đương 1,9 tỷ RM. Ông là người đầu tiên đưa các thương hiệu nổi tiếng thế giới như McDonald’s, Starbucks, 7-Eleven… vào Malaysia.

Tên tuổi của Vincent Tan được nhắc đến thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng có một điều ít ai biết là tỷ phú chưa từng học đại học và là con của một người lái phà ở Batu Pahat.

Trong một cuộc nói chuyện của mình, tỷ phú đã chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng của mình và được trang The Star đăng lại. Tan quyết định nghỉ học giữa chừng và đi làm từ rất sớm, với công việc của một nhân viên ngân hàng và đại lý bảo hiểm AIA. Ông nhanh chóng chứng tỏ rằng quyết định của mình là đúng khi trở thành quản lý trẻ nhất ở độ tuổi 21.

8-bai-hoc-cuoc-song-cua-ty-phu-malaysia-khong-bang-cap

Tỷ phú Malaysia Trần Chí Viễn.

Tỷ phú Malaysia nói rằng ông đã có may mắn đủ để tạo nên hai cú đột phá trong cuộc đời để đạt tới thành công như ngày hôm này. Người đàn ông 65 tuổi chia sẻ: “Hai cú hích lớn của tôi là mua được nhượng quyền thương mại của McDonald’s khi tôi 28 tuổi và sau đó được chính phủ cho phép tư nhân hóa Sports Toto. Khi tôi còn làm trong lĩnh vực bảo hiểm năm 1973, tôi nhớ đã đọc một bài báo trên tạp chí Time tên là The Burger That Conquered The World, trong lúc đợi khách hàng”.

Tan nói rằng ông bị thu hút bởi ý tưởng và quyết định theo đuổi giấc mơ mở McDonald’s ở Malaysia. “Sau đó, tôi bắt đầu gửi tư cho McDonald’s hết lần này tới lần khác, cho đến một ngày họ mời tôi đến dự lễ khai trương McDonald’s tại Singapore. Tôi nghĩ tôi đã không có cơ hội rồi, nhưng họ nói với tôi: ‘Chúng tôi từng gặp gỡ nhiều người, nhưng chúng tôi thích bạn nhất bởi vì bạn không bao giờ bỏ cuộc'”, tỷ phú giải thích.

McDonald’s đã cho Tan 51% cổ phần của công ty sau khi ông bỏ ra 250.000 RM và họ nói rằng, đó là ‘chuyện lịch sử’. Thời điểm đó, Tan mới 28 tuổi, thực sự trẻ.

8-bai-hoc-cuoc-song-cua-ty-phu-malaysia-khong-bang-cap-1

Tỷ phú cùng vợ và con gái đầu lòng Chryseis.

Vị doanh nhân tích cực tham gia từ thiện này sau đó còn mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác như bất động sản, casino, giải trí, khách sạn, viễn thông, bóng đá… Trải qua nhiều thăng trầm trong kinh doanh, Tan chia sẻ 8 bài học kinh nghiệm:

1. Luôn làm việc chăm chỉ bởi vì bạn không bao giờ biết được khi nào cơ hội sẽ xuất hiện. Nếu chăm chỉ, khi thời cơ đến, bạn cũng sẽ gặp may.

2. Công ty của bạn thành công là nhờ bạn. Hãy là một chuyên gia trong công việc kinh doanh của mình.

3. Theo đuổi giấc mơ của mình và đừng từ bỏ nó dễ dàng bởi vì luôn có những trở ngại và chán nản trên đường đi.

4. Chìa khóa để tồn tại là tập trung vào mục tiêu của chúng ta để chúng ta có thể thành công.

5. Bạn có thể gặp phải một vài va chạm trên đường nhưng vấn đề là bạn xử lý chúng như thế nào. Tan cho biết, ông từng sở hữu DIGI và Prudential nhưng trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, ông đã phải bán “hai viên ngọc quý” này để xây dựng Berjaya Times Square.

6. Học từ những trải nghiệm vì cuộc sống mang lại cho bạn sự giáo dục tốt nhất nhưng đừng quên lấy bằng đại học.

7. Học tiếng Anh vì đó là ngôn ngữ của thương mại và kinh doanh. Ông cũng khẳng định chính nhờ việc thành thạo tiếng Anh mà ông có được bước đột phá đầu tiên khi mua McDonald’s. “Thế giới rất nhỏ nếu chúng ta chỉ nói tiếng Malay và Quan Thoại”, tỷ phú cho biết.

Tuy nhiên, ông cũng nói rằng chúng ta nên tự hào về việc sử dụng tiếng mẹ đẻ nhưu một cách để thể hiện tình yêu nước.

8. Một điều nữa giúp Tan kinh doanh thành công là luôn đảm bảo bán giá phù hợp và cởi mở những ý tưởng mới.

Trong cuộc sống, Tan cũng là một người tốt bụng khi thường xuyên quyên góp cho các hoạt động từ thiện. Ông bảo: “Tôi nhận ra trách nhiệm của mình trong cuộc sống. Đó là kiếm thật nhiều tiền và sau đó tặng đi một nửa”. Đối với các con, ông cũng chỉ đảm bảo sự thoải mái vừa đủ vì ông từng nói: “Nếu chúng muốn có của cải vật chất, chúng phải tự kiếm”.

Nguồn: ngoisao.net

BÌNH LUẬN