Gạo nứt được nhiều người tin dùng bởi nó có công dụng thanh lọc cơ thể, thậm chí là hỗ trợ điều trị một số căn bệnh nan y. Đối với các bé, thời điểm cho ăn dặm tốt nhất là từ 6 tháng tuổi. Thời điểm này, lựa chọn hàng đầu cho các bé khi mới bắt đầu ăn dặm là những thực phẩm dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và không gây dị ứng do hệ tiêu hóa của bé còn rất non nớt. Bột gạo là phương án an toàn mà hầu hết các bà mẹ lựa chọn. Tuy nhiên, cũng có nhiều mẹ băn khoăn nên cho con ăn bột gạo lứt hay không. Loại nào thì tốt cho bé hơn?
Các mẹ nên chọn loại gạo lứt để cho bé ăn dặm
Gạo lứt là một trong những loại hạt nguyên cám, vẫn giữ được phần mầm gạo nên mang trọn vẹn dinh dưỡng tự nhiên nhất, nó không chứa những chất gây dị ứng cho bé. Còn đối với gạo xát trắng. Tuy được nhiều người lựa chọn nhưng gạo trắng qua quá trình xát nhiều lần làm gạo mất đi lớp vỏ cám và mầm gạo trong khi đây là phần chứa nhiều dinh dưỡng.
Nên chọn và bảo quản gạo lứt cho bé như nào là tốt?
Đầu tiên, gạo lứt và gạo trắng có nhiều điểm khác nhau, trong đó phải kể đến chất dinh dưỡng của nó. Hạt gạo có nhiều lớp khác nhau. Khi bỏ lớp vỏ trấu ngoài cùng của hạt gạo ta sẽ được gạo lứt. Vì chỉ bỏ lớp trấu nên hạt gạo còn giữ được gần như nguyên vẹn dinh dưỡng. Khi xát thêm các lớp cám sẽ làm mất đi mầm gạo, do đó mà gạo trắng mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng.
Những loại ngũ cốc nguyên hạt có thể giữ được trong vài tháng ở nhiệt độ phòng nơi khô ráo. Trong trường hợp nhiệt độ phòng tăng lên thì bạn có thể bảo quản gạo trong tủ lạnh.
Khi những hạt gạo lứt được nghiền thành bột thì dầu tự nhiên trong hạt sẽ tiết ra. Các mẹ nhớ giữ lạnh bột gạo lứt, nếu không được giữ lạnh nó sẽ bị hỏng. Vì thế khi mua bột gạo lứt, các mẹ bạn nên mua với lượng nhỏ để đảm bảo dùng hết trước khi bị hỏng.
Đặc biệt, khi nấu bột gạo lứt cho trẻ ăn dặm bạn nên chú ý tới tỷ lệ của bột và nước sao cho hợp lý. Thường sẽ được pha chế với tỷ lệ là 1/4 cup bột : 1-2 cup nước tùy theo tuổi của bé (bột đặc dần khi bé càng nhiều tháng tuổi). Lưu ý, trong quá tình nấu bạn nên khuấy bột liên tục để tránh hiện tượng bị vón cục hay cháy.
Cách chế biến một vài món ăn dặm từ bột gạo nứt cho trẻ
Đối với các món ăn dặm cho trẻ khỏe mạnh, các mẹ có thể nấu sữa gạo. Đầu tiên, nấu sôi 1 phần bột gạo nứt với 10 phần nước, giảm lửa nhỏ và nấu nhừ trong vòng 20-30 phút. Cho thêm một ít đường thô hoặc mạch nha, xiro từ mầm gạo cho trẻ nhỏ. Lượng nước để nấu cháo có thể nhiều hay ít tùy thuộc vào độ tuổi, kích thước và thể trạng của trẻ. Các mẹ nên điều chỉnh để phù hợp với các bé.
Ngoài ra, những bé từ 7-8 tháng trở lên, các mẹ nên chế biến thêm các loại thức ăn khác được xay mịn hoặc cắt nhỏ phù hợp với bé vào cháo gạo lứt. Nên thường xuyên thay đổi các loại thực phẩm khác nhau để bổ sung thêm chất dinh dưỡng đa dạng, đồng thời sẽ gây hứng thú ăn cho bé. Khi thêm rau củ quả cho bé bạn nên hấp chín trước rồi xay mịn hoặc cắt nhỏ trước khi thêm vào bột hoặc cháo gạo lứt.