Người giàu Arab thích làm từ thiện lặng lẽ. Ảnh minh họa: Warren Little |
Nhưng khi làm từ thiện, người Arab thích lặng lẽ, phù hợp với truyền thống Hồi giáo, theo CNN.
“Động lực thúc đẩy con người làm từ thiện thường đến từ tôn giáo, lịch sử hay nguồn gốc và điều đó là rất đúng với Trung Đông”, John Canady, giám đốc điều hành National Philanthropic Trust U.K, một tổ chức từ thiện cố vấn cho các nhà tài trợ, cho biết.
“Theo quy định tôn giáo, họ phải giữ kín, không khoe khoang về hoạt động từ thiện của mình”, ông nói.
Những người làm từ thiện Hồi giáo đã đóng góp khoảng từ 232 tỷ USD đến 560 tỷ USD trong năm 2015, theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc. Số tiền này chủ yếu chuyển cho cho các tổ chức từ thiện nhỏ giúp đỡ người nghèo, trẻ mồ côi, người khuyết tật và người già.
6 quốc gia vùng Vịnh có hơn 5.000 người có tài sản 30 triệu USD trở lên vào năm 2016, theo ước tính của Wealth-X. Tuy nhiên, những nhà từ thiện ở vùng Vịnh coi trọng tính riêng tư. Coutts, một ngân hàng tư, chỉ truy được 20 khoản đóng góp từ một triệu USD trở lên trong khu vực này kể từ năm 2015, trong khi ở Anh có 355 khoản đóng góp như vậy.
Hiện đã có một số người thúc đẩy việc làm từ thiện công khai để tạo ra ảnh hưởng lớn và thôi thúc những người khác làm theo, điểm hình trong số đó là tỷ phú Các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE) Abdul-Aziz Al-Ghurair. Ông là chủ tịch một quỹ thành lập vào năm 2015 để chi một tỷ USD vào giáo dục và học bổng cho ít nhất 15.000 sinh viên.
Một người khác là doanh nhân UAE Badr Jafar. Năm 2010, ông đã sáng lập Pearl Initiative, tổ chức phi lợi nhuận thúc đẩy hoạt động kinh doanh bền vững và tạo việc làm.
Hoàng tử Arab Saudi Alwaleed bin Talal. Ảnh: CNN |
Hoàng tử Arab Saudi Alwaleed bin Talal là người Arab đầu tiên cam kết ủng hộ cho quỹ The Giving Pledge do cựu tổng thống Mỹ Bill Gates và tỷ phú Warren Buffett thành lập. Ông hứa đóng góp 32 tỷ USD từ tài sản cá nhân cho các tổ chức thiện nguyện.
“Theo truyền thống, những người tặng tiền cho các tổ chức từ thiện làm vậy trong bí mật tuyệt đối. Điều đó giống như là tay trái không nên biết những gì tay phải đang làm”, ông Al Ghurair nói.
“Nhưng bây giờ, với nền kinh tế hiện nay, chúng ta phải thể chế hóa hoạt động từ thiện”, ông nói thêm. “Tôi hy vọng nhiều người khác sẽ bắt đầu nói về những gì họ đang làm”.
Theo ndh.vn