Dù là ngày đầu tiên đi làm, một bạn sinh viên năm 4 đã nhắn tin xin nghỉ phép tầm… 2-3 tháng. Không được sếp đồng ý, cậu bạn ngay lập tức quay sang trách sếp “thái độ”, không biết cách “níu giữ” nhân tài.

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiều sinh viên đã cố gắng tìm kiếm một công việc part-time hợp lý để có những trải nghiệm “đầu đời”. Có thể làm phục vụ ở một cửa hàng ăn nhanh, nhân viên bán hàng tại shop thời trang, “sang chảnh hơn” thì tìm được 1 vị trí đúng lĩnh vực đang theo học trong các công ty lớn…

Dù làm ở đâu đi chăng nữa, một trong những yếu tố quan trọng quyết định liệu bạn có khả năng trụ vững trong ngành hay không, chính là thái độ làm việc chuyên nghiệp. Chưa bàn đến năng lực bởi nếu thiếu kiến thức bạn có thể sẽ được đào tạo lại qua những khóa training định kỳ. Nhưng nếu thiếu kỹ năng, bạn coi như bị loại ngay từ những vòng đầu của quá trình tuyển dụng.

Sinh viên năm 4 đi làm ngày đầu đã xin nghỉ 2-3 tháng, còn quay sang trách sếp thái độ - Ảnh 1.

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.

Sinh viên năm 4 đi làm ngày đầu đã xin nghỉ 2-3 tháng, còn quay sang trách sếp thái độ - Ảnh 2.

Bên phải cổng trường Bách Khoa là những tấm banner lớn đủ loại màu sắc liên quan đến cơ hội việc làm hay hội nghị sinh viên.

Xin nghỉ làm… 2-3 tháng không được, nhân viên quay sang trách sếp “thái độ”

Cách đây không lâu, cư dân mạng được phen “há hốc” khi đọc được đoạn tin nhắn “bá đạo” giữa 1 nam nhân viên với sếp của mình. Thực sự nhiều người đã không thể biết được trong cuộc hội thoại này ai là quản lý, ai là người đi làm thuê…

Chuyện là vào lúc 8h33, nam nhân viên này nhắn tin cho sếp với nội dung vì bận việc đột xuất, không kịp về công ty nên sáng hôm đó xin nghỉ làm. Mãi đến 1h chiều không thấy nhân viên của mình đến công ty, sếp “sốt sắng” vội nhắn lại hỏi thăm: “Xong việc đột xuất chưa em? Chiều nay em có đi làm không?”.

Sinh viên năm 4 đi làm ngày đầu đã xin nghỉ 2-3 tháng, còn quay sang trách sếp thái độ - Ảnh 3.

Đoạn tin nhắn bá đạo được đăng tải lên mạng xã hội. Nguồn: Facebook.

Đáp lại cả “bầu trời” chân tình của cấp trên là một “gáo nước lạnh” buốt đến tận sống lưng: “Em không còn ở Hà Nội. Hôm qua em bay rồi, một thời gian nữa anh nhé”. Và cũng không ai có thể ngờ là “một khoảng thời gian nữa” kéo dài tận… 2-3 tháng.

Trước thái độ làm việc “ẩm ương” của nhân viên, sếp đưa lời nhắc nhở chân thành rằng sau này nên biết cách làm việc chuyên nghiệp hơn thì nhận được câu trả lời “không biết nên vui hay nên buồn”: “Ok anh, anh cũng lo thái độ của anh đi, mình làm quản lý mà thái độ như vậy làm sao có được nhân tài”…

Trao đổi với chúng tôi, chị Hà Trần – người đăng tải hình ảnh đoạn tin nhắn trên xác nhận nam nhân viên “bá đạo” vừa được công ty chị tuyển vào gần đây. “Bạn ấy là sinh viên năm 4, cũng từng đi làm ở một vài nơi trước đó. Hôm phỏng vấn vì thấy bạn ấy khá tự tin và vui vẻ, nhiệt tình nên chúng mình nhận vào làm”.

Được biết ngày đầu tiên đi làm cũng là ngày cuối cùng sau khi bạn sinh viên này gửi tin nhắn cho sếp của mình. “Hôm đó không thấy bạn đi làm nên mình đã bảo bên phòng nhân sự hỏi thăm thì nhận được câu trả lời như thế”.

“Khả năng giúp các bạn có được công việc, nhưng thái độ mới là điều khiến các bạn giữ được công việc và thăng tiến. Thái độ ở đây là tinh thần cầu tiến, nghiêm túc với công việc, không ngừng học hỏi và không bao giờ hài lòng với những gì mình đang có”, chị Hà Trần chia sẻ thêm.

Sinh viên năm 4 đi làm ngày đầu đã xin nghỉ 2-3 tháng, còn quay sang trách sếp "thái độ" - Ảnh 4.
Sinh viên năm 4 đi làm ngày đầu đã xin nghỉ 2-3 tháng, còn quay sang trách sếp "thái độ" - Ảnh 4.
Sinh viên năm 4 đi làm ngày đầu đã xin nghỉ 2-3 tháng, còn quay sang trách sếp "thái độ" - Ảnh 4.
Sinh viên năm 4 đi làm ngày đầu đã xin nghỉ 2-3 tháng, còn quay sang trách sếp "thái độ" - Ảnh 4.

Sinh viên có nhiều sự lựa chọn cơ hội thực tập đến từ các công ty lớn nhỏ khác nhau.

Kiến thức nền tảng là cần thiết đó nhưng kỹ năng và thái độ làm việc còn quan trọng hơn!

Bạn thấy đấy, có rất nhiều yếu tố để bạn chinh phục được nhà tuyển dụng: CV đẹp với tấm bằng ĐH chói lọi, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng mềm, kiến thức nền tảng, am hiểu văn hóa doanh nghiệp,… Một ứng viên thực sự nặng ký, có thể đè bẹp các đối thủ khác chính là người hội tụ không chỉ “tài” mà còn cả “đức”, cụ thể ở đây là thái độ làm việc chuyên nghiệp.

Nhiều nhà tuyển dụng đã từng “thổ lộ” rằng cái họ cần ở mỗi ứng viên trước hết là kỹ năng mềm tốt, sau đó mới quan tâm đến trình độ chuyên môn cao. Một thực tế chỉ ra rằng, khi được tuyển dụng vào một công ty, không phải ngay lập tức bạn sẽ được làm việc luôn mà thường sẽ trải qua những khóa đào tạo ngắn hạn về cả kỹ năng lẫn kiến thức.

Sinh viên năm 4 đi làm ngày đầu đã xin nghỉ 2-3 tháng, còn quay sang trách sếp thái độ - Ảnh 5.

Một chương trình Workshop được tổ chức tại trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội.

Sinh viên năm 4 đi làm ngày đầu đã xin nghỉ 2-3 tháng, còn quay sang trách sếp thái độ - Ảnh 6.

Trường ĐH Ngoại Thương “ngập tràn” những cuộc thi dành cho các bạn sinh viên.

“Mình cũng đã đọc được đoạn tin nhắn trên, bản thân mình chưa gặp trường hợp nào như vậy cả. Mình không chấp nhận cách ứng xử của bạn nhân viên này vì điều đó có thể làm ảnh hưởng đến dự án công việc của cả team. Bạn ấy có thể xin nghỉ làm 1-2 buổi cũng được nhưng đây tận 2-3 tháng thì tiến độ công việc sẽ không được như công ty mong muốn”, chị Phạm Thị Nhung Anh (một nhà tuyển dụng ở Hà Nội) chia sẻ.

Đúng là trình độ chuyên môn cao ngay từ đầu sẽ gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng, nhưng muốn đi xa đi sâu trong nghề, thái độ mới là thứ quyết định. “Tiêu chí tuyển dụng của mình đơn giản là mong muốn tìm được các ứng viên phù hợp với vị trí tuyển chọn, nhưng nhất là thái độ phải tốt, làm việc phải chuyên nghiệp”, chị Nhung Anh cho biết.

Sinh viên năm 4 đi làm ngày đầu đã xin nghỉ 2-3 tháng, còn quay sang trách sếp thái độ - Ảnh 7.

Tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng có nhiều chương trình tuyển dụng, khóa học hấp dẫn hè này dành cho sinh viên.

Sinh viên năm 4 đi làm ngày đầu đã xin nghỉ 2-3 tháng, còn quay sang trách sếp thái độ - Ảnh 8.

Chia sẻ thêm từ góc nhìn của chính các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường hoặc đang tìm kiếm cơ hội thực tập, bạn Thu Huyền (SV năm 3 Kinh tế đối ngoại, ĐH Ngoại Thương Hà Nội) chia sẻ những nỗi lo cho kỳ thực tập giữa khóa sắp tới.

“Tháng 7 này chúng mình sẽ tham gia thực tập khoảng 1 tháng tại các doanh nghiệp. Đây được xem là bước đi đầu trước khi chúng mình bước vào môi trường công việc chuyên nghiệp sau này. Mình cũng xác định không chỉ phát huy hết kiến thức được học mà còn cố gắng chứng minh thái độ làm việc nghiêm túc nhất có thể để gây ấn tượng, tìm kiếm nhiều cơ hội việc làm”.

Theo Thời Đại

BÌNH LUẬN