Lan Hồ điệp thường ra hoa từ tháng 2 đến tháng 5, nhưng nếu chăm sóc đúng nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, phân bón, hoa có thể nở quanh năm.

Yêu thiên nhiên và thích làm vườn nên trong không gian sống của gia đình chị Lilian Trần (Hà Nội), lúc nào cũng có những chậu cây và vài bình hoa. Chị Lilian đặc biệt thích hoa lan và ngắm những bông hoa đua nở đem lại cảm giác thư thái cho chị sau ngày làm việc. Tuy nhiên, vì là dân trồng trọt nghiệp dư nên chị Lilian thường tự học các kiến thức về trồng và chăm sóc hoa lan trên mạng. Chị cứ đọc rồi áp dụng và tự rút ra kinh nghiệm cho mình. Lâu lâu, chị chia sẻ những điều đó với bạn bè chung sở thích để cùng học hỏi lẫn nhau.

Yêu thiên nhiên và thích làm vườn nên trong không gian sống của gia đình chị Lilian Trần (Hà Nội), lúc nào cũng có những chậu cây và vài bình hoa. Chị Lilian đặc biệt thích hoa lan và ngắm những bông hoa đua nở đem lại cảm giác thư thái cho chị sau ngày làm việc.
Tuy nhiên, vì là “dân trồng trọt nghiệp dư” nên chị Lilian thường tự học các kiến thức về trồng và chăm sóc hoa lan trên mạng. Chị cứ đọc rồi áp dụng và tự rút ra kinh nghiệm cho mình. Lâu lâu, chị chia sẻ những điều đó với bạn bè chung sở thích để cùng học hỏi lẫn nhau.

Những chậu lan hồ điệp héo rũ này được chị Lilian xin về để chăm sóc từ nhà của một người bạn. Trong khi mọi người bảo cây này thà vứt đi chứ chăm làm gì cho mất công, bà mẹ hai con lại cảm thấy hạnh phúc khi hàng ngày hàng giờ ngắm nhìn 3 cây hồi sinh. Không làm được những việc to tát nhưng thấy mình cũng làm được một việc tốt vì cây cỏ cũng là những sinh linh có sự sống như con người, chị Lilian chia sẻ.

Những chậu lan hồ điệp héo rũ này được chị Lilian xin về để chăm sóc từ nhà của một người bạn. Trong khi mọi người bảo cây này thà vứt đi chứ chăm làm gì cho mất công, bà mẹ hai con lại cảm thấy “hạnh phúc khi hàng ngày hàng giờ ngắm nhìn 3 cây hồi sinh”.
“Không làm được những việc to tát nhưng thấy mình cũng làm được một việc tốt vì cây cỏ cũng là những sinh linh có sự sống như con người”, chị Lilian chia sẻ.

Tình trạng của cây lúc đem về đã bị thối rễ, lá nhăn nheo vì mất nước. 

Tình trạng của cây lúc đem về đã bị thối rễ, lá nhăn nheo vì mất nước.

Chị Lilian tách cây khỏi chậu, bỏ đất và cắt đi phần rễ bị hỏng.

Chị Lilian tách cây khỏi chậu, bỏ đất và cắt đi phần rễ bị hỏng.

Cây được ngâm trong cốc nước trà đen qua đêm rồi bỏ ra để ráo một ngày. Tiếp túc lặp lại quy trình này với nước máy thêm 2 đêm nữa. Chị Lilian thường dùng nước máy xả từ vòi ra để qua ngày cho hết clo mới đem tưới cây.Sau 3 đêm ngâm nước, chị Lilian thay đất mới cho cây và đặt các chậu cậy vào môi trường có đủ ánh sáng, độ ẩm như cửa sổ trong phòng tắm.  

Cây được ngâm trong cốc nước trà đen qua đêm rồi bỏ ra để ráo một ngày. Tiếp tục lặp lại quy trình này với nước máy thêm 2 đêm nữa. Chị Lilian thường dùng nước máy xả từ vòi ra để qua ngày cho hết clo mới đem tưới cây.
Sau 3 đêm ngâm nước, chị Lilian thay đất mới cho cây và đặt các chậu cậy vào môi trường có đủ ánh sáng, độ ẩm như cửa sổ trong phòng tắm.
Sau một tuần, cây hồi sinh, lá cứng cáp. Chị Lilian Trần cho biết thêm trong tuần đầu tiên này, việc theo dõi độ ẩm cho cây là quan trọng nhất. Và cứ một tuần một lần, chị ngâ cả chậu cây vào nước khoảng 2 tiếng rồi nhấc ra để ráo nước; tiếp đến bón phân cho cây. Chị thường dùng phân bón dạng nước.Lan Hồ điệp thường ra hoa từ tháng 2 đến tháng 5, nhưng nếu biết cách chăm sóc đúng nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, phân bón, thì cây có thể cho hoa quanh năm.
Sau một tuần, cây hồi sinh, lá cứng cáp. Chị Lilian Trần cho biết thêm trong tuần đầu tiên này, việc theo dõi độ ẩm cho cây là quan trọng nhất. Và cứ một tuần một lần, chị ngâ cả chậu cây vào nước khoảng 2 tiếng rồi nhấc ra để ráo nước; tiếp đến bón phân cho cây. Chị thường dùng phân bón dạng nước.

Hà Nhi

Theo Ngoisao.net

BÌNH LUẬN