Theo dữ liệu do Ngân hàng Phát triển châu Á tổng hợp ngày 18/02, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 5 nền kinh tế lớn của khu vực – tính bình quân có trong số của Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan – đã tăng 4,8% trong năm 2018. Tốc độ tăng trưởng của năm 2017 là 5,1%, và 4,6% trong năm 2016. Đông Nam Á là khu vực có khoảng 650 triệu người và là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới, phải đối mặt với nhiều luồng gió ngược chiều để có được tăng trưởng trong năm 2018, bao gồm căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang và sự suy yếu của các đồng nội tệ.
Tốc độ tăng trưởng hàng năm của Singapore đã lần đầu tiên bị giảm sau ba năm xuống từ mức 3,9% trong năm 2017 còn 3,2% năm 2018. Tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất đã giảm 10,4% xuống còn 7,2%, trong khi đối với thương mại bán buôn và bán lẻ đã giảm từ 1,9% xuống 1,5%, cho thấy Singapore là nền kinh tế rất mở và phụ thuộc nhiều vào thương mại đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung. Tăng trưởng GDP của Philippines đã chậm lại từ 6,7% xuống còn 6,2% do tiêu dùng sụt giảm xuất phát từ lạm phát cao hơn mục tiêu như giá gạo. Malaysia bị ảnh hưởng bởi nhiều lo ngại trong nước. Tốc độ tăng trưởng của nước này đã giảm từ 5,9% trong năm 2017 xuống còn 4,7% vào năm 2018. Đầu tư công giảm 5,2% so với năm 2017, khi chính phủ mới của Thủ tướng Mahathir Mohamad, được thành lập vào tháng 5/2018, đã tạm dừng một số dự án tái cấu trúc tài khóa của chính phủ.
Mặt khác, Indonesia và Thái Lan là nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ hai của Đông Nam Á đã tăng trưởng nhanh hơn năm trước. Nền kinh tế Indonesia đã tăng trưởng 5,17% trong năm ngoái, tăng từ mức 5,07% của năm 2017, mặc dù có nhiều thách thức đáng kể như một số thảm họa tự nhiên lớn và đồng nội tệ đang lao dốc. Tiêu dùng tư nhân tăng 5,05%, nhanh hơn một chút so với năm ngoái. Các sự kiện lớn được đăng cai như Đại hội thể thao châu Á có thể đóng góp cho sự tăng trưởng của Indonesia. Ngân hàng Indonesia tăng lãi suất với tổng cộng 175 điểm cơ bản trong suốt cả năm, góp phần vào một môi trường tăng trưởng khó khăn. Ngày 18/02, Thái Lan đã công bố mức tăng trưởng 4,1% cho cả năm 2018, tăng từ mức tăng trưởng 3,9% của năm 2017. Du lịch và xuất khẩu là hai yếu tố chính đằng sau sự gia tăng này. Tiêu dùng và đầu tư tư nhân liên quan đến du lịch chiếm khoảng 20% GDP của quốc gia. Thái Lan đạt con số kỷ lục 38 triệu lượt khách du lịch trong năm 2018, tăng hơn 7% so với năm trước. Hội đồng Phát triển kinh tế và xã hội quốc gia dự báo, tăng trưởng cho năm 2019 của Thái Lan sẽ trong khoảng 3,5% đến 4,5%. Hội đồng này coi định hướng chính sách của chính phủ sau cuộc tổng tuyển cử vào ngày 24/3 là một rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Tính theo từng quý, GDP của năm quốc gia Đông Nam Á đã giảm xuống 4,6% so với cùng kỳ trong khoảng thời gian từ tháng 10 – 12/2018, đánh dấu mức tăng dưới 5% trong quý thứ hai liên tiếp. Singapore đặc biệt chứng kiến sự sụt giảm nhanh chóng trong quý 4/2018. Tốc độ tăng trưởng GDP quý 4 của nước này đã chậm lại ở mức 1,9% so với cùng kỳ, từ mức 2,4% trong quý trước. Điều này là do một số ngành sản xuất chậm hơn, đặc biệt là trong ngành điện tử và kỹ thuật. Có khả năng, tốc độ tăng trưởng của khu vực này có thể bị chững lại trong năm nay. Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore ngày 15/02 đã lưu ý rằng, rủi ro suy giảm trong nền kinh tế toàn cầu đã tăng lên từ quý trước, với lý do “sự leo thang thêm về xung đột thương mại giữa Mỹ và các đối tác thương mại quan trọng” và “sự chậm lại rõ rệt hơn dự kiến của nền kinh tế Trung Quốc”. Singapore dự kiến tăng trưởng chậm hơn trong năm 2019 so với năm 2018.
Theo Sian Fenner, nhà kinh tế hàng đầu châu Á tại Oxford Economic khi nói về Singapore, hy vọng rằng tăng trưởng xuất khẩu và hoạt động sản xuất sẽ ở mức vừa phải trong năm 2019 trước bối cảnh thương mại toàn cầu đầy thách thức và nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc chậm lại. Trung tâm tình báo kinh tế của Ngân hàng Thương mại Siam Thái Lan hy vọng, nền kinh tế Thái Lan sẽ tăng 3,8% trong năm nay, chậm hơn so với năm 2018. Nền kinh tế Thái Lan đang bước vào chu kỳ tăng trưởng muộn do suy thoái kinh tế ở các nền kinh tế lớn và tác động của chiến tranh thương mại, sẽ gây áp lực lên tăng trưởng xuất khẩu của Thái Lan trong năm nay.