Tuy vậy, cách này lại đem đến hiệu quả bất ngờ khi đứa trẻ biết tự giác nói ‘Xin lỗi’ nếu làm sai.

Người giúp việc đánh, tát bé gái hơn một tuổi vì khóc nhiều; bảo mẫu cầm dao dọa, đánh trẻ để các bé nghe lời, ngoan ngoãn… Đó là hai vụ việc liên quan đến bạo hành trẻ nhỏ được nhắc đến khoảng một tuần nay, khiến các bậc phụ huynh vừa bức xúc lại vô cùng lo lắng khi hàng ngày vẫn phải gửi con đi làm. Những đứa trẻ là nạn nhân của bạo hành, trước tiên, sẽ mang tâm lý sợ hãi, hoảng loạn và có thể bị ám ảnh tới cuộc sống lâu dài. Trẻ đã có nhận thức bị bạo hành còn có thể “học” theo hành vi đó và trở thành người hung hăng, “dùng nắm đấm” để giải quyết vấn đề.

R.D. Muth, giáo viên tiếng Anh, đến từ Hawaii, Mỹ, khi dạy học tại các trường mầm non Nhật Bản, đã được chứng kiến cách giáo viên xử lý với những hành vi “nổi loạn” của trẻ một cách nhẹ nhàng. Anh đã chia sẻ câu chuyện và giải thích tác dụng của cách làm đó trong một bài viết đăng trênMetropolis, sau đó Japan Today có đăng lại. Bài viết của Muth nhận được quan tâm của các bậc phụ huynh và những người làm giáo dục.

chang-danh-mang-giao-vien-mam-non-nhat-ban-uon-nan-tre-bang-cach-noi-diu-dang

Giáo viên cũng như cha mẹ Nhật Bản quan chú trọng xây dựng mối quan hệ tốt với những đứa trẻ.

Dưới đây là bài viết của thày giáo tiếng Anh R.D. Muth.

Khi tôi bước vào lớp mẫu giáo ở Nhật vào ngày đầu tiên với tư cách là giáo viên tiếng Anh của mình, tôi đã phải tự đấu tranh để không bỏ chạy. Nó giống như bước chân vào cái lồng chim khổng lồ trong sở thú. Ở mọi ngóc ngách tôi nhìn tới, tôi đều thấy những đứa trẻ đang la hét, cào cấu lẫn nhau, nhảy nhót và thậm chí là treo ngược người trên cái cột bóng rổ. Thật đáng sợ! Người dũng cảm cùng tôi đối mặt là một đồng nghiệp Nhật Bản, 24 tuổi, tóc đen tết dài và đeo tạp dề. 

“Các con vui lòng ngồi xuống” – cô lặp lại câu nói với từng đứa trẻ với giọng điệu nhẹ nhàng. Hiệu quả của hành động đó chỉ như việc cố gắng bắt một con ngỗng hoang bằng chiếc lưới vợt bước. Điều cô ấy thực sự cần là “một khẩu súng lục”.

Đây không phải là điều tôi tưởng tượng về trường học của mình. Trước khi đến Nhật, tôi đã được miêu tả về đồng nghiệp là những người phụ nữ trung niên, kiểu như cô bảo mẫu Mary Poppins (trong phim của Walt Disney). Các học sinh là những đứa trẻ ngoan ngoãn, cư xử tốt và kính nể giáo viên tiếng Anh của chúng. 

Nhưng những điều tôi phát hiện ra trong những tháng tiếp theo thì hoàn toàn khác. Các giáo viên mầm non ở Nhật Bản “mềm dẻo” hơn là “những người có quyền lực tối cao”. Trong tuần đầu tiên một mình dạy học, tôi đã bị băng dính dán vào đầu, bụi phấn quăng vào mắt và túi xách của tôi bị ném ra khỏi cửa sổ tầng 2. 

“Trẻ con Nhật Bản là những con quái vật” – tôi hỏi một người bạn cùng dạy tiếng Anh với mình. “Cha mẹ của chúng không biết đến hình phạt Time-outs? Hoặc chưa có quy tắc cư xử với chúng thống nhất?”.

Là một người Mỹ, tôi đã lớn lên với ý tưởng rằng “một người mẹ tốt” hoặc “một giáo viên giỏi” là người đặt ra những ranh giới và hậu quả nghiêm ngặt. Và tôi cho rằng những tiêu chuẩn này đều giống nhau trên toàn thế giới.

Nhưng ở Nhật Bản, các quy tắc gần như không được coi là quan trọng bằng việc thúc đẩy sự phát triển của tình bạn giữa bọn trẻ và với giáo viên. Lý thuyết là nếu trẻ có mối quan hệ gần gũi với giáo viên của mình thì chúng sẽ không hành động sai trái vì sợ làm cho giáo viên thất vọng. Như Roger J Davies và Osamu Ikeno đã nêu trong cuốn sách “Tâm hồn Nhật Bản” của mình, “một phụ huynh tốt” làm bất cứ điều gì có thể để “tránh tạo ra bất kỳ khoảng cách tinh thần nào với con cái họ”, thậm chí ngay cả khi đó là đáp ứng yêu cầu của con. Hoặc trong trường hợp người đồng nghiệp Nhật Bản của tôi, cô ấy đã không phản ứng gì khi cậu bé Kenshiro, 5 tuổi, đánh vào mặt cô.

“Ôi, con thực sự làm cô bị đau rồi” – đó là tất cả những gì cô ấy nói với học sinh của mình. Cô ấy không mắng mỏ hoặc trừng phạt trẻ, cũng chẳng sắp xếp một cuộc họp với phụ huynh. Cô ấy chỉ đơn giản là xoa má mình, xuýt xoa “phóng đại” sự đau đớn và tiếp tục bài học như không có gì xảy ra.

Nhưng rõ ràng, phản ứng không làm gì đó là một phần của kế hoạch lớn. Bằng cách thu hút sự chú ý đến nỗi đau mà trẻ gây ra cho cô, đồng nghiệp tôi muốn hình thành trong cậu bé Kenshiro một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế với cảm xúc của người xung quanh. Và theo những điều trong cuốn sách Tâm hồn Nhật Bản, điều này không giới hạn ở cảm xúc đối với gia đình, bạn bè hoặc con vật nuôi, đồ dùng trong nhà, đồ vật cũ. 

Khi tôi bắt gặp Kenshiro cố gắng đập phá chiếc giá sách, tôi đã hét lên: “Kenshiro! Đừng làm như thế”. Cậu bé nhìn chằm chằm xuống sàn nhà, khuôn mặt trống rỗng. 

“Con đã làm giá sách bị thương rồi”, đồng nghiệp người Nhật của tôi nhẹ nhàng nói và chạm vào vị trí Kenshiro đã đập trước đó. “Bạn ấy đang khóc”.

Tôi nhìn chằm chằm vào cô giáo đầy ngờ vực. Có phải cô ấy thực sự nghĩ rằng cách này có hiệu quả? Nếu đứa trẻ không quan tâm rằng nó sắp khiến cho giáo viên của mình căng thẳng, nó chắc chắn sẽ chẳng để ý đến những cảm giác giả thiết ở vật vô tri vô giác.

Nhưng rồi, một điều thực sự tuyệt vời đã xảy ra. Kenshiro nhìn chằm chằm vào giá sách và lầm bầm: “Xin lỗi”. 

ngoisao

BÌNH LUẬN