Thay vì phạt con ‘time-out’, hãy dùng ‘time-in’ để con chia sẻ điều con suy nghĩ và cảm nhận được bạn vẫn yêu thương con.

Khi trẻ tỏ ra tức giận, nhiều bậc cha mẹ không biết phải làm gì. Một số người sẽ phạt con mình để chúng sẽ không lặp lại như thế nữa. Nhưng, bố mẹ cần hiểu việc bộc lộ sự tức giận hay cảm xúc của chính mình chẳng có gì xấu. Mọi người đều có thể nổi giận và đó là điều bình thường. Đối với bất kỳ cảm xúc nào, nếu có thể xử lý được một cách chính xác thì đều đem đến hiệu quả nhất định cho trẻ.

day-con-quan-ly-cam-xuc-tuc-gian-cua-minh-bang-cach-tich-cuc

Ở độ tuổi khi chưa thể biểu đạt tất cả suy nghĩ của mình bằng lời nói, trẻ có xu hướng dễ cáu giận hơn.

Đây là một số lời khuyên từ Aha! Parenting và Parents.com giúp bạn biết cách dạy con hiểu và tự quản lý cơn giận dữ của chúng.

1. Không ‘dùng lửa đấu với lửa’

Khi con bắt đầu những hành động thể hiện sự tức giận, vai trò của bạn là “hạ nhiệt”. Mặc dù bạn có thể cũng nổi khùng vì điều đó thực hiện dễ hơn so với việc giữ bình tĩnh nhưng làm vậy chỉ khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ. Vì thế, hãy nói chuyện với con bằng một giọng trầm và âm lượng vừa đủ nghe. Làm như vậy giúp trẻ bình tĩnh và bạn cũng có thể dễ dàng giải thích cho con hiểu.

2. Thay vì ‘time-out’, hãy thử ‘time-in’

Việc phạt con time-out (để trẻ ngồi một mình ở một góc nào đó yên tĩnh và tự suy nghĩ về lỗi của mình cho đến khi bình tĩnh trở lại) đồng thời cũng khiến cho trẻ cảm thấy cô đơn và bất lực với những cảm xúc tiêu cực của mình hơn. Vì vậy, hãy ở lại bên con (time-in) và yêu cầu con giải thích về điều khiến con giận dữ. Qua đó, bạn không chỉ hiểu được tình hình mà còn cho phép con “xả” sự bực tức và dần trở nên bình tĩnh. Tuy nhiên, trong trường hợp con chưa sẵn sàng mở lòng với bạn, Parents.com khuyên: Để trẻ “nói chuyện” với đồ chơi yêu thích, thú cưng hoặc một người bạn tưởng tượng của con.

3. Hãy là một ví dụ điển hình

Con luôn nhìn bạn như một hình mẫu cho hành vi của chúng. Vì vậy, nếu bạn vẫn hét lên với con thì đừng lấy làm ngạc nhiên khi chúng hành xử tương tự. Bạn không thể mong đợi con mình có thể xử lý cơn giận dữ đúng đắn khi bạn chẳng thể làm vậy với bản thân mình. Học cách điều chỉnh sự tức giận của mình trước, sau đó bạn sẽ dạy được con cách làm phù hợp.

day-con-quan-ly-cam-xuc-tuc-gian-cua-minh-bang-cach-tich-cuc-1

Dù quyết định phạt con hay chọn cách nói chuyện với con, sau đó nhất định cần dành cho con một cái ôm.

4. Trở thành người đem đến cho con sự thoải mái và yêu thương

Con của bạn có thể hành động sai vì con cảm thấy bị bỏ rơi và hiểu nhầm. Một trong những cách dạy con “không ồn ào” là hãy cho chúng biết rằng bạn quan tâm đến chúng bằng cái ôm, lời trấn an sau khi đã cùng con nói về những rắc rối.

5. Khen thưởng hành vi tốt

Khi thấy con đối phó với cơn giận dữ của con một cách tích cực, hãy khen ngợi con. Điều này khuyến khích con tiếp tục làm như thế trong tương lai.

BÌNH LUẬN