Chảy máu cam khá phổ biến vì những mạch máu nhỏ ở mũi dễ bị vỡ khi lượng máu tăng lên lúc mang thai.

Hầu hết mọi người đều biết các triệu chứng thông thường của thai kỳ là buồn nôn, tăng cân, mệt mỏi, sưng phù tay chân, đau lưng… Tuy nhiên, còn có không ít hiện tượng xuất hiện trong thai kỳ mà vì lý do nào đó mẹ bầu ít được nhắc nhở nên dễ cảm thấy hoang mang, lo sợ khi gặp phải.  Dưới đây là những điều như thế!

1. Màu sắc âm đạo thay đổi

11-dieu-de-bi-hieu-lam-la-nguy-hiem-khi-mang-thai

Âm đạo sẫm màu hơn hay chất nhầy vùng kín xuất hiện nhiều là những dấu hiệu đầu tiên cho biết bạn đã có thai. Chúng thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 8 của thai kỳ. Cổ tử cung của bạn tối màu đi vì máu được sản xuất nhiều hơn.

2. Tiết dịch âm đạo có màu trắng hoặc vàng

11-dieu-de-bi-hieu-lam-la-nguy-hiem-khi-mang-thai-1

Theo What to Expect, thuật ngữ y học của chất dịch màu trắng mỏng tiết ra từ âm đạo mà nhiều mẹ bầu gặp phải gọi là khí hư (huyết trắng). Dịch màu trắng sữa này thường xuất hiện ở tuần thai thứ 13 và có thể tăng lên qua các tháng mang bầu. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường và cho thấy cơ thể đang thực hiện một số thay đổi trong tử cung để phù hợp với sự phát triển của em bé.

3. Chảy máu cam

11-dieu-de-bi-hieu-lam-la-nguy-hiem-khi-mang-thai-2

American Pregnancy Association giải thích hiện tượng chảy máu cam khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do hệ tuần hoàn phát triển trong suốt thai kỳ, khiến lượng máu và tuần hoàn máu tăng lên. Trong khi kích thước các mạch máu ở mũi nhỏ và lượng máu tăng nên dễ gây vỡ mạch máu, tạo ra hiện tượng chảy máu cam.

4. ‘Xì hơi’ và táo bón

11-dieu-de-bi-hieu-lam-la-nguy-hiem-khi-mang-thai-3

Cũng theo giải thích của American Pregnancy Association, khi mang thai, hormone progesterone trong cơ thể sẽ tăng, khiến bạn khó kiểm soát việc “xì hơi”. Bên cạnh đó, hormone này cũng làm các cơ trong hệ tiêu hóa ở vào trạng thái “thả lỏng” và thức ăn đi qua ruột chậm hơn, dẫn đến táo bón.

5. Són tiểu khi cười

11-dieu-de-bi-hieu-lam-la-nguy-hiem-khi-mang-thai-4

Nhiều mẹ bầu cho biết họ phải đi tiểu nhiều hơn trong thai kỳ và còn có thể là đi tiểu không tự chủ. Việc này thường xảy ra khi họ cười, ho hoặc hắt hơi. Phiền toái này có thể khiến mẹ bầu nhiều phen lúng túng. Thậm chí, hiện tượng són tiểu sẽ không biến mất ngay lập tức ngay sau khi sinh.

Lời khuyên cho mẹ bầu là nên thực hiện các bài tập kegels. Nếu cần thiết, bạn có thể dùng băng vệ sinh hàng ngày.

6. Bụng bầu không có hình cầu

11-dieu-de-bi-hieu-lam-la-nguy-hiem-khi-mang-thai-5

Trong các bức ảnh bạn đã xem trên mạng, mẹ bầu thường có chiếc bụng tròn và đẹp. Nhưng phần lớn những người từng trải qua thai kỳ đều biết rằng điều này không hoàn toàn đúng sự thật. Hình dáng bụng bầu phụ thuộc vào vị trí nằm của thai nhi. Khi em bé lớn dần, bé có thể đạp, co duỗi chân tay khiến bụng bầu của mẹ méo mó. Một số mẹ có bụng bầu phẳng, ít nhô cao còn do vị trí tử cung và khung xương chậu.

7. Ra mồ hôi nhiều

11-dieu-de-bi-hieu-lam-la-nguy-hiem-khi-mang-thai-6

Hiện tượng đổ mồ hôi như tắm của phụ nữ mang bầu được xem là hoàn toàn bình thường. Hormone thay đổi nhiều ở 3 tháng đầu, 3 tháng cuối thai kỳ và sau sinh gây ra việc đổ mồ hôi.

8. Giãn tĩnh mạch

11-dieu-de-bi-hieu-lam-la-nguy-hiem-khi-mang-thai-7

American Pregnancy Association giải thích rằng: “Thời gian phụ nữ mang thai, lưu lượng máu tăng lên trong khi tỷ lệ lưu lượng máu chảy từ chân đến xương chậu lại giảm. Điều này tạo áp lực lên tĩnh mạch và gây giãn tĩnh mạch.

Hiện tượng giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân, trong suốt thai kỳ, và có thể xuất hiện ở mông, vùng âm đạo.

9. Giọng nói thay đổi

11-dieu-de-bi-hieu-lam-la-nguy-hiem-khi-mang-thai-8

Sự gia tăng đáng kể của hai loại hormone progesterone và estrogen khi mang thai khiến cơ thể của người mẹ thay đổi, trong đó bao gồm cả giọng nói. Những người thường xuyên tiếp xúc với mẹ bầu sẽ nhận ra điều này.

10. Viêm lợi răng

11-dieu-de-bi-hieu-lam-la-nguy-hiem-khi-mang-thai-9

Theo BabyCenter, khoảng 50% phụ nữ mang thai có nướu đỏ, sưng và mềm hơn. Viêm lợi khi mang thai có nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khiến lợi nhạy cảm hơn với vi khuẩn mảng bám.

11. Nghẹt mũi thường xuyên

11-dieu-de-bi-hieu-lam-la-nguy-hiem-khi-mang-thai-10

Nghẹt mũi khi mang thai có thể liên quan đến viêm mũi thông thường, nghẹt mũi do lạnh hoặc viêm mũi nhiễm trùng. 1/3 phụ nữ mang thai trải qua hiện tượng này và có xu hướng nặng dần hơn về cuối thai kỳ.

BÌNH LUẬN