Người được mệnh danh thiên tài cho biết trước đây, cô chỉ biết học và không có bạn bè. Nhưng khi trở thành gái bán hoa, cô có thể làm chủ cuộc đời mình.

Năm 1997, Sufiah Yusof, khi ấy 12 tuổi, trở thành tiêu điểm của báo chí thế giới khi vượt qua bài kiểm tra A-level và trúng tuyển vào Đại học Oxford. Mọi người gọi nữ sinh nhỏ tuổi bằng những cái tên như “nhà Toán học người Malaysia”, “sinh viên đại học trẻ nhất nước Anh” hay “đứa trẻ phi thường”.

Suốt một thời gian dài, cha của Sufiah – ông Farooq – được ca tụng như người cha mẫu mực. Các phương pháp giáo dục của ông được xem là thú vị và hiệu quả trong việc dạy học tại nhà. Minh chứng cho thành công của ông là 5 đứa trẻ giỏi giang, thông minh. Gia đình Yusof lúc đó được xem là gia đình thông minh nhất nước Anh.

“Mọi người cứ nghĩ làm gái bán hoa là bẩn thỉu và kinh tởm. Nhưng tôi thì không.  Tôi có những thứ mình cần và có thể làm chủ cuộc đời mình.

Lúc trước, tôi chỉ biết học, học và học. Thậm chí, tôi còn không có nổi một người bạn”.

Tự gọi mình là Shilpa Lee, Sufiah quảng cáo cơ thể nóng bỏng của mình trên website đen và hoạt động tại một con đường ở thành phố Salford, Anh.

Chia sẻ với Daily Mail, một người bạn cũ của cô tỏ ra thất vọng: “Với bộ não tuyệt vời đó, cô ấy có thể kiếm tiền theo bất cứ cách nào cô ấy muốn. Song thay vào đó, cuộc đời cô vượt ra ngoài vòng kiểm soát.

Sufiah phải chịu nhiều nỗi đau trong đời. Tôi hy vọng cô ấy có thể thoát khỏi cuộc sống này. Cô ấy là một người tốt. Cô xứng đáng hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Món quà của cô ấy thực sự là một lời nguyền”.

Câu chuyện đằng sau thần đồng Toán học trở thành gái bán hoa

Sufiah ở thời điểm hiện tại hài lòng với cuộc sống không phải thiên tài. Ảnh: Utara News.

Khi thiên tài nổi loạn

Mang trong mình hai dòng máu Pakistan – Malaysia, Sufiah sinh ra trong gia đình thông minh nhất nước Anh. Chị gái cô – Aisha – đỗ đại học khi mới 15 tuổi, trong khi anh trai Isaac Abraham đạt thành tích đó năm 12 tuổi.

Tuy nhiên, Sufiah vẫn là “ngôi sao sáng” khi là người được tuyển thẳng vào một trong những đại học danh giá nhất thế giới.

Trong lá thư gửi cho cha mẹ, Sufiah viết rằng cô không thể chịu đựng khi phải sống trong “địa ngục” cha cô đã dựng lên. Suốt 15 năm, cô bị lạm dụng cả về thể chất lẫn tinh thần. Thậm chí, nữ sinh từng 2 lần cố tự tử khi mới 11 tuổi.

“Tất cả phụ thuộc vào tâm trạng của cha. Ông thường đánh thức chúng tôi vào giữa đêm bằng cách đấm vào mặt chúng tôi” .

Sau đó, tòa án quyết định đưa cô đến sống cùng gia đình khác, cho tới lúc nữ sinh đủ 18 tuổi. 3 năm sau khi bỏ học, Sufiah quay trở lại trường để hoàn thành nốt năm cuối.

Năm 2004, cô kết hôn với một luật sư 24 tuổi, bỏ dở chuyện học hành và chuyển sang làm trợ lý hành chính tại một công ty chuyên về xây dựng.

Cuộc hôn nhân này nhanh chóng đổ vỡ sau 13 tháng. Chồng cô thông tin để cưới cô, anh đã cải đạo. Lý do khiến họ chia tay là anh ngày càng tuân thủ các quy tắc, trong khi cô thì không.

“Cô ấy không phải người hướng ngoại, cũng không phải người khó chung sống. Chúng tôi chỉ có những mục tiêu và lý tưởng khác nhau”, anh nói.

Đầu năm 2008, thế giới rúng động khi hình ảnh mát mẻ của thần đồng Toán học năm xưa tràn ngập trên mạng. Thay vì sử dụng bộ não thiên tài của mình, Sufiah kiếm tiền trên cơ thể nóng bỏng của cô. Người phụ nữ này tỏ vẻ hài lòng với mức lương 260 USD/h.

“Mọi người cứ nghĩ làm gái bán hoa là bẩn thỉu và kinh tởm. Nhưng tôi thì không. Tôi có những thứ mình cần và có thể làm chủ cuộc đời mình. Lúc trước, tôi chỉ biết học, học và học. Thậm chí, tôi còn không có nổi một người bạn”, Sufiah tâm sự.

Tuổi thơ bị đánh cắp

Sau khi chuyện thần đồng Toán học trở thành gái bán hoa bị phát tán, mẹ Sufiad – bà Halimahton – cũng quyết định ly hôn trong bối cảnh chồng bị bắt vì tội tấn công tình dục hai nữ sinh 15 tuổi, những người ông đang dạy kèm.

Câu chuyện đằng sau thần đồng Toán học trở thành gái bán hoa
Sufiah (giữa) tại Đại học Oxford cùng cha và chị gái. Ảnh: Daily Mail.

“Tôi không biết tại sao con bé lại làm như vậy. Liệu nó đang cố gắng khiến cha nó giận dữ hay chỉ là hành động khi tuyệt vọng?”, bà nói.

Bà Halimahton và ông Farooq kết hôn tại Oxford vào năm 1975. Giữa những năm 80, họ có 4 người con. Tất cả đều thông minh nhưng Sufiah là vượt trội nhất.

“Khi mới 10 tháng tuổi, Sufiah có thể nhận diện các con số và chơi trò xếp hình 20 mảnh. 8 tháng sau, con bé có thể đọc cả một bài thơ. Ngay khi đó, Farooq đã nhận định con bé là thiên tài nhí”, người mẹ chia sẻ.

Bà cho biết cả 5 người con của bà đều học ở nhà. Ban đầu, những đứa trẻ tỏ vẻ thích thú. Nhưng sau đó, cuộc sống của gia đình chìm trong bóng tối.

Nhiều lần, bà Halimahton nghĩ đến chuyện ly dị chồng. Song bà nghĩ lại khi cho rằng những đứa trẻ cần sống cùng cả cha và mẹ.

Iskhander – một trong những người anh em của Sufiah – thông tin: “Giống như thể cha muốn dùng chúng tôi để trở lại với thế giới”.

Anh cho biết ông Farooq có thể bất ngờ quát mắng để khiến họ phải sợ và nghe theo những gì ông yêu cầu.

Trong khi đó, Isaac Abraham cho hay: “Chúng tôi không dám phản kháng. Ông xúc phạm đến chúng tôi. Đó là lý do tại sao Sufiah trốn tránh”.

Cuộc sống của 5 anh em tẻ nhạt. Nhiệt độ trong nhà luôn thấp để đảm bảo sự tập trung của những đứa trẻ. Hàng ngày, Sufiah cùng các anh chị phải cầu nguyện và tập hít thở hàng giờ vào buổi sáng. Những thứ như truyền hình, âm nhạc hay bất cứ điều gì gây mất tập trung cho việc học đều bị cấm.

“Tất cả phụ thuộc vào tâm trạng của cha. Ông thường đánh thức chúng tôi vào giữa đêm bằng cách đấm vào mặt chúng tôi”, anh nói.

Người đàn ông này cho biết ông Farooq tự coi mình là thần đồng và luôn nhấn mạnh thành công của các con là nhờ ông dạy bảo, không phải do bộ não của họ.

Câu chuyện đằng sau thần đồng Toán học trở thành gái bán hoa
Áp lực của gia đình khiến Sufiah nổi loạn. Ảnh: Daily Mail.

Iskander cho biết thực tế, Sufiah đã phải vật lộn với áp lực gia đình ngày càng tăng.

“Khi cha phát hiện ra Sufiah không làm đúng như những gì ông kỳ vọng, mọi chuyện trở nên tồi tệ. Ông bị ám ảnh với việc đưa Sufiah trở lại đúng con đường. Song tình hình chỉ trở nên trầm trọng. Nó cảm thấy không thể thoát khỏi ông”, anh nói.

Kết quả, “kỳ vọng của gia đình” đã chạy trốn và trở thành gái bán hoa.

Năm 2015, trả lời phỏng vấn của New Straight Times, Sufiah cho hay cô đã từ bỏ công việc này, trở lại là sinh viên. Lần này, cô trưởng thành, không phải là thần đồng hay thiên tài nào nữa. Và Sufiah mãn nguyện với điều đó.

Ngoài ra, cô còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt về vấn đề phụ nữ. Theo một bài viết trên  Utara News vào đầu năm nay, cô thừa nhận quyết định trở thành gái bán hoa đến từ áp lực trong cuộc sống. Những kinh nghiệm trong quá khứ đã dạy cô rất nhiều điều.

tintuc.vn

BÌNH LUẬN