Steve Jobs từng bỏ việc để hành hương khất thực dọc Ấn Độ, học Thiền và đã áp dụng nó trong các thời điểm khó khăn nhất, tạo nên những bước ngoặt vĩ đại trong sự nghiệp.
Screen Shot 2017-08-23 at

Cơ duyên với Thiền 

Tư tưởng của Thiền đã ảnh hưởng đến triết lý sống và tư duy trong công việc của Steve Jobs, người sáng lập Apple, cha đẻ của iPhone.

Nhìn lại chặng đường Jobs đã đi qua, có thể thấy những tư tưởng Thiền mà ông tiếp xúc khi còn trai trẻ đã để lại nhiều dấu ấn trong cuộc đời và sự nghiệp của ông.

Năm 17 tuổi, Jobs bước vào đại học với một nỗi băn khoăn: ‘Tôi hoàn toàn không biết tôi muốn gì ở cuộc sống này, cũng như không biết làm thế nào để việc học đại học có thể giúp tôi tìm ra câu trả lời’.

Jobs bỏ học và sống một cách cơ cực sau đó. Jobs phải ngủ nhờ dưới sàn phòng của bạn. Để có tiền mua thức ăn, ông phải thu từng chai nước ngọt trả lại cho đại lý để nhận khoản đặt cọc 5 xu/chai.

Mỗi tối Chủ nhật, Jobs phải lội bộ hơn 11 km xuyên thành phố để có được một bữa ăn ngon miễn phí tại đền Hare Krishna (Ấn Độ Giáo).

steve-jobs-thien

Sau này Steve Jobs chia sẻ: ‘Tôi yêu khoảng thời gian này. Phần lớn những gì tôi tiếp xúc từ sự tò mò và trực giác của mình về sau đều trở nên vô giá đối với tôi’.

Ông thường xuyên đến đền Hare Krishna vào mỗi tối Chủ nhật là cơ duyên cho hành trình tìm minh triết tại Ấn Độ của Jobs sau đó.

Năm 1973, Jobs cùng một người bạn là Daniel Kottke, lang thang khắp Ấn Độ để ‘tìm kiếm sự giác ngộ tâm linh’.

Không may cho Jobs, vị minh sư bí ẩn mà ông muốn diện kiến vừa qua đời. Không tìm được sự giác ngộ tâm linh như mong muốn, ông trở về California trong trang phục của một nhà sư.

Trở về Mỹ, Jobs dành nhiều thời gian tìm hiểu về Thiền tại Trung tâm Thiền Los Altos ở California trước khi nghiên cứu sâu hơn về Thiền dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Kobun Chino Otogawa, người về sau được Jobs mời làm ‘cố vấn tâm linh’ cho công ty phần mềm NeXT.

Năm 1976, sau 3 năm tầm sư học đạo, Jobs cùng người bạn cũng bỏ học đại học như mình là Steve Wozniak thành lập Apple.

Vị CEO từng nói với Walter Isaacson – người viết tiểu sử của mình như sau: ‘Tâm trí của mỗi người sẽ bình lặng hơn khi biết áp dụng các phương pháp tịnh tâm hay thiền’.

‘Khi đó, những điều tinh tế sẽ đến một cách dễ dàng hơn vì giờ đây tâm trí anh đã sắm sẵn không gian dành cho chúng. Chính lúc ấy là thời điểm trực giác của anh được khai mở và anh sẽ thấy mọi thứ rõ ràng hơn cũng như nhập tâm hơn vào khoảnh khắc hiện tại’.

steve-jobs

Luôn giữ tư tưởng ‘mới bắt đầu’

Thành lập Apple ở tuổi 20 cùng người bạn tại garage ô tô. Sau 10 năm, Apple đã vươn mình trở thành công ty trị giá 2 tỉ USD với hơn 4.000 nhân viên.

Ở tuổi 30, Jobs bị chính công ty mình sáng lập nên sa thải.

Tuy nhiên, Steve Jobs đã chuyển sang trạng thái khác: ‘Gánh nặng thành công được thay thế bằng sự thoải mái khi được trở lại thành một người mới bắt đầu, không chấp vào bất cứ thứ gì. Điều đó đã giải phóng tôi, cho tôi bước vào những giai đoạn sáng tạo nhất của cuộc đời’.

Từ đây, NeXT và Pixar lần lượt ra đời mang đậm dấu ấn đột phá của Steve Jobs.

Ảnh hưởng của Thiền trong sản phẩm của Apple

Ma là một tư tưởng cốt lõi của Thiền, lý giải mối quan hệ giữa tánh không (emptiness) và hình tướng (form), hay làm thế nào mà sự trống rỗng hình thành nên vật thể. Hãy lấy chiếc nhẫn làm ví dụ, điều gì khiến cho vật này có ý nghĩa?

Câu trả lời là chính khoảng không gian trống rỗng mà vòng kim loại chứa đựng chứ không phải bản thân vòng kim loại đó. Đây cũng là bí mật trong triết lý thiết kế sản phẩm của Jobs.

Nhờ đó, sản phẩm của Apple đã đạt đến sự tiện giản đến mức gần như trống rỗng.

Apple sẵn sàng loại bỏ tất cả chi tiết, nút bấm không cần thiết để sản phẩm của mình sở hữu ‘những khoảng trống đầy ý nghĩa’, tạo nên sức hút khó cưỡng lại đối với người sử dụng.

Trở lại Apple năm 1997 để tiếp quản chiếc ghế Tổng Giám đốc, Jobs tiếp tục vận dụng lối tư duy của ‘người mới bắt đầu’ để từng bước khai sinh ra các sản phẩm Apple ‘trước nay chưa hề có’ nhưng mang lại thành công bền vững cho Apple từ đó về sau. Đó là iMac, Max OS X, iPod, iTunes, iPhone, iPad.

Đưa thiền vào trong sinh hoạt đã giúp Steve Jobs phát triển khả năng sáng tạo của mình. Các loại hình tịnh tâm như ‘open-monitoring’ (quan thức thiền) giúp thúc đẩy người luyện tập suy nghĩ theo nhiều hướng khác nhau.

steve-jobs-thought-two-bu

Quá trình tư duy này cho phép tạo ra nhiều ý tưởng mới, vốn là chìa khóa cho sự sáng tạo.

Bên cạnh hỗ trợ tư duy, luyện tập thiền còn giúp phát triển sự đồng cảm. Chính vì vậy, Steve Jobs đã khiến ông dễ dàng mang đến những điều khách hàng của mình mong muốn, dù chính họ cũng không biết phải diễn tả nó như thế nào.

Ông từng nói rằng nhiệm vụ của mình không đơn giản là đem đến cho khách hàng những gì họ nói họ muốn mà còn cung cấp cả những gì họ cần mà thậm chí họ không biết.

Hãy luôn khát khao, hãy cứ dại khờ

Jobs từng chia sẻ quan điểm của ông về cái chết cũng như tầm quan trọng của việc nhận biết đúng đắn về cái chết:

‘Cái Chết thật ra lại là một trong những tạo vật tuyệt vời nhất của Sự Sống. Nó là tác nhân làm thay đổi cuộc sống, dẹp bỏ cái cũ, dọn đường cho cái mới. Luôn ghi nhớ rằng mình sẽ chết chính là công cụ quan trọng nhất giúp tôi ra những quyết định lớn trong cuộc sống’.

a7bf6ea6e50420c

Ông cũng cho rằng thời gian của bất cứ ai cũng có giới hạn nên đừng lãng phí nó mà sống cuộc đời của người khác. Đừng mắc kẹt vào những giáo điều, sống với quan điểm của người khác.

Đừng để những huyên náo từ quan điểm của người khác dìm chết tiếng nói nội tâm của mình. Và quan trọng nhất là dũng cảm làm theo con tim và trực giác.

Theo một cách nào đó, chúng đã biết những gì một người thật sự muốn trở thành, những thứ khác đều không quan trọng.

Bởi thế, trong bài phát biểu để đời của mình, ông đã dùng câu ‘Hãy luôn khát khao, hãy cứ dại khờ’ như một đúc kết về cuộc đời của mình.

Tuấn Anh

BÌNH LUẬN