1. Bạn hay châm biếm
Đây là một trong những hình thức thấp nhất của trí khôn, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy rằng thói quen này có thể thúc đẩy tư duy sáng tạo và đòi hỏi sức mạnh đáng kể của não.
Nhà bác học Albert Einstein có nhiều câu châm biếm hài hước
Để tạo ra cũng như hiểu được câu châm biếm, cả người nói và người nghe phải đủ thông minh để phân biệt được nghĩa đen và ý nghĩa châm biếm của câu nói, giáo sư Francesca Gino, một trong những tác giả của nghiên cứu, giải thích.
2. Bạn biết ngoại ngữ
Nói nhiều hơn một ngôn ngữ có thể làm chậm tỷ lệ mắc các bệnh như Alzheimer và mất trí nhớ. Ngoài ra, biết ngoại ngữ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và hiệu quả sử dụng trí não của bạn.
3. Bạn là con cả
Con cả có xu hướng đạt điểm cao hơn một chút trong các bài kiểm tra IQ so với con thứ, theo một nghiên cứu. Tuy nhiên, điều này dường như không liên quan đến di truyền mà gắn với môi trường gia đình. Ví dụ, con cả thường được bố mẹ tin tưởng hơn nên cần “trưởng thành” sớm hơn.
4. Bạn thuận tay trái
Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama là người thuận tay trái
Chỉ 10% dân số thế giới thuận tay trái và các nghiên cứu cho thấy những người này rất có thể xuất sắc hơn một chút. Người thuận tay trái được chứng minh là có kỹ năng nhận thức tốt hơn so với người bình thường.
5. Bạn hài hước
Hài hước là một lợi thế tiến hóa vì con người là động vật xã hội và thấy những người hài hước hấp dẫn. Tại sao? Bởi vì nếu bạn có kỹ năng lập luận tốt trong những vấn đề trừu tượng hoặc có trí thông minh bằng lời (verbal intelligence), bạn có nhiều khả năng thông minh hơn.
Một trò đùa về cơ bản chỉ là tìm cách “vặn vẹo” và kết nối các chi tiết thường không đặt cạnh nhau và sẽ giải phóng endorphin khi bạn cười. Đây là một điểm kết nối xã hội, khi người nói người nghe gật gù “cả 2 ta đều hiểu trò đùa này”.
Nếu bạn có thể liên tục gây cười, có lẽ bạn thông minh hơn mức trung bình một chút.
6. Bạn nghi ngờ trí thông minh của bản thân
“Sự khôn ngoan thật sự duy nhất là biết rằng bạn không biết gì”, triết gia Hy Lạp nổi tiếng Socrates từng nói. Hiệu ứng Dunning-Kruger lần đầu tiên được quan sát vào năm 1999 cho thấy những người thông minh có khả năng và sẵn sàng khắc phục những sai lầm của mình.
Nếu bạn sẵn sàng tìm lỗi và sửa chữa, thay vì khăng khăng tin rằng mình đúng, bạn có thể thông minh hơn những người khác.
Theo ndh.vn