Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cho phép Washington kiểm soát các cảng ở Viễn Đông nước Nga. Thượng viện Nga cảnh báo, đây là hành động tuyên chiến và vi phạm luật phát quốc tế.

Vì sao Mỹ muốn kiểm soát cảng biển Nga?

Thep Sputnik News (Nga), ngày 4/5, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật nhằm gia tăng các biện pháp kiềm chế khả năng phát triển tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Bình Nhưỡng. Trong dự luật này có một điều khoản cho phép Washington có thể đảm nhận quyền kiểm soát đặc biệt tại những cảng của Nga như Vladivostok, Nakhodka và Vanino.

Cảng Vladivostok (Nga) nơi diễn ra những hoạt động giao thương Nga – Triều Tiên.

Hiện tại, dự luật này vẫn phải được Thượng viện Mỹ thông qua và phải nhận được chữ ký của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Bình luận về vấn đề này, Konstantin Kosachev, Chủ tịch Ủy ban Quan hệ Quốc tế của Thượng viện Nga cho hay: “Dự luận này không thể được thông qua. Tôi đang mường tượng ra một kinh bản kinh khủng khi các tàu chiến của Mỹ sẽ ‘thanh tra, giám sát’ xuất hiện tại vùng Viễn Đông. Đây như một lời tuyên chiến”.

Theo quan chức này, không một quốc gia nào trên thế giới hay một tổ chức quốc tế nào, thậm chí là Liên Hiệp Quốc cho phép Mỹ được giám sát, hiện diện tại Nga. Đây là hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.

Ông Kosachev cho rằng, Washington đang “khẳng định uy quyền” của mình mà coi thường luật pháp quốc tế.

Đổ dầu vào lửa

Chung quan điểm, Alexey Pushkov, một thành viên của Thượng viện Nga chỉ rõ, để kiểm soát các cảng của Nga, Mỹ sẽ phải thực hiện một lệnh phong tỏa, kiểm tra tất cả các tàu.

“Mỹ đang làm phức tạp thêm tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Washington không có bất kỳ cơ sở pháp lý hoặc kinh tế nào để kiểm soát chúng tôi”, ông Pushkov giải thích.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã đặc biệt gia tăng trong những tháng gần đây do xảy ra một số vụ thử tên lửa của Triều Tiên. Mỹ tuyên bố không loại trừ hành động quân sự chống lại Triều Tiên, nhưng họ dự định tập trung vào các áp lực kinh tế đối với Bình Nhưỡng thông qua các biện pháp trừng phạt.

Phương Anh

BÌNH LUẬN