Sự đi xuống của dòng phim cổ trang Trung Quốc hiện nay khiến không ít người cảm thấy nuối tiếc cho thời kỳ hoàng kim của nó.

Dòng phim cổ trang Trung Quốc được coi như kỷ niệm tuổi thơ tươi đẹp mà rất nhiều người Việt Nam từng có. Tuy nhiên, sự đi xuống về mặt nội dung, diễn xuất của chúng khiến không ít khán giả “ruột” cảm thấy nuối tiếc. Tiếp nối phần 1, dưới đây là những thay đổi đáng buồn của phim cổ trang thời nay so với thời trước.

3. Xưa đa số diễn viên đều biết diễn, nay bình bông di động xuất hiện hoài

Một tác phẩm thành công thực sự không chỉ nằm ở đề tài hay kịch bản, diễn viên có biết diễn hay không mới là yếu tố sống còn. Xưa kia có một Triệu Vy từ Tiểu Yến Tử hồn nhiên, tinh nghịch hóa thân thành Hoa Mộc Lan mạnh mẽ xông xáo trốn sa trường. Ngày ngày nhìn Trần Hảo, Giả Tịnh Văn, Cao Viên Viên, Thủy Linh, Lý Băng Băng, Thư Sướng chinh phục khán giả bằng loạt vai diễn ấn tượng trong các phim như Như Ý Cát Tường, Thần Điêu Hiệp Lữ, Phong Vân, Trương Tam Phong Chuyện Nàng Tinh Vệ Lấp Biển.

Phim cổ trang Trung Quốc xưa và nay: Đáng nhớ vs. thị trường (P.2) - Ảnh 1.
Phim cổ trang Trung Quốc xưa và nay: Đáng nhớ vs. thị trường (P.2) - Ảnh 2.

Triệu Vy và Lý Băng Băng là hai trong những mỹ nhân biết diễn thực sự

Phim cổ trang Trung Quốc xưa và nay: Đáng nhớ vs. thị trường (P.2) - Ảnh 3.
Phim cổ trang Trung Quốc xưa và nay: Đáng nhớ vs. thị trường (P.2) - Ảnh 4.
Phim cổ trang Trung Quốc xưa và nay: Đáng nhớ vs. thị trường (P.2) - Ảnh 5.

Phạm Băng Băng, Angela Baby, Lưu Diệc Phi… mãi vẫn chỉ dừng ở mức đẹp

Ngày nay, Phạm Băng Băng với dự án có đồ sộ đến mấy cũng chỉ dừng lại ở sắc đẹp nóng bỏng, “thần tiên tỷ tỷ” Lưu Diệc Phi vẫn hạn chế với đôi mắt chưa có hồn. Angela Baby đẹp như tranh nhưng cũng chỉ là bình hoa di động. Hàng loạt những tên tuổi như Dương Mịch, Đường Yên, Lưu Thi Thi, Triệu Lệ Dĩnh có diễn xuất nhưng tần suất xuất hiện trên truyền hình quá dày đặc, các vai diễn chưa được đa dạng hóa tới mức khiến người ta phải trầm trồ coi đó là vai diễn để đời của họ.

Phim cổ trang Trung Quốc xưa và nay: Đáng nhớ vs. thị trường (P.2) - Ảnh 6.
Phim cổ trang Trung Quốc xưa và nay: Đáng nhớ vs. thị trường (P.2) - Ảnh 7.
Phim cổ trang Trung Quốc xưa và nay: Đáng nhớ vs. thị trường (P.2) - Ảnh 8.

Những “hoa đán” như Dương Mịch, Triệu Lệ Dĩnh, Đường Yên… xuất hiện với tần suất dày đặc

4. Xưa trang phục giản dị đẹp mắt, nay cầu kỳ hào nhoáng

Khi tiến hành quay một bộ phim cổ trang, vấn đề khiến tổ hậu cần đau đầu nhất có lẽ là trang phục. Phải làm sao để vừa phù hợp với bối cảnh lịch sử, lại vừa đẹp mà thể hiện được nét văn hóa đặc sắc luôn là điều khiến nhiều nhà thiết kế đau đầu. Tạm chưa tìm câu trả lời chính xác, chỉ bằng việc so sánh trang phục cổ trang xưa và nay thôi là nhiều khán giả cũng có thể có được đáp án cho riêng mình.

Phim cổ trang Trung Quốc xưa và nay: Đáng nhớ vs. thị trường (P.2) - Ảnh 9.
Phim cổ trang Trung Quốc xưa và nay: Đáng nhớ vs. thị trường (P.2) - Ảnh 10.

Trang phục trong phim cổ trang xưa

Trang phục cổ trang xưa do nguồn vốn đầu tư hạn chế, đoàn làm phim tập trung vào yếu tố “cầu chất chứ không cầu lượng”. Điển hình như Hoàn Châu Cách Cách, các kiểu váy áo thời nhà Thanh đều không cầu kỳ, chung một kiểu dáng nhưng được phối bằng nhiều hoa văn và họa tiết khác nhau.

Qua đó, chúng tôn lên nét nhã nhặn mà yêu kiều của các nàng công chúa sau bức tường của Tử Cấm Thành. Đến cả những chiếc mũ đội đầu, khăn tay hay vòng trang sức cũng được nhiều nhà phê bình đánh giá là gần gũi với lịch sử. Khi lên phim, khán giả vẫn phải trầm trồ khen ngợi phong cách trang điểm nhẹ nhàng, không chạy theo mốt lông mày ngang của Hàn Quốc của phim Trung lúc bấy giờ.

Phim cổ trang Trung Quốc xưa và nay: Đáng nhớ vs. thị trường (P.2) - Ảnh 11.
Phim cổ trang Trung Quốc xưa và nay: Đáng nhớ vs. thị trường (P.2) - Ảnh 12.
Phim cổ trang Trung Quốc xưa và nay: Đáng nhớ vs. thị trường (P.2) - Ảnh 13.

Trang phục trong phim cổ trang thời nay

Hiện tại, mặc dù được đầu tư tốt hơn về trang phục nhưng không phải bộ phim nào cũng ghi điểm trong mắt khán giả. Sự cầu kỳ đôi khi quá lãng phí của bom tấn Võ Mị Nương Truyền Kỳ là một ví dụ điển hình. Chi tiền tỷ cho khoản trang phục, nhưng những gì Phạm Băng Băng khoác lên người vẫn bị coi là vượt quá sức tưởng tượng của khán giả. Tuy thời Đường được mệnh danh là thời kỳ “thái bình thịnh thế”, nhưng những họa tiết quá sặc sỡ, trang phục tầng tầng lớp lớp với đuôi váy dài không khỏi khiến người xem cảm thấy ngột ngạt.

5. Xưa không cần đến kỹ xảo chuyên nghiệp nhưng không đến độ “ba xu” như hiện nay

Phim cổ trang ngoài bối cảnh hùng vĩ hút mắt ngươi xem thì những cảnh quay võ thuật, bay lượn đẹp mắt vẫn luôn là yếu tố được các đạo diễn chú ý. Lật lại lịch sử phim kiếm hiệp Kim Dung bản cũ, dù không sử dụng những kỹ xảo chuyên nghiệp như hiện nay nhưng hiếm có tác phẩm nào bị khán giả chê tơi tả về khoản hình ảnh võ thuật.

Phim cổ trang Trung Quốc xưa và nay: Đáng nhớ vs. thị trường (P.2) - Ảnh 14.
Phim cổ trang Trung Quốc xưa và nay: Đáng nhớ vs. thị trường (P.2) - Ảnh 15.

Những lần sử dụng kĩ xảo “ba xu” và “thiếu tâm” của các nhà làm phim ngày nay

Trái với hoàn cảnh hiện tại, khi các đoàn làm phim đã được trang bị thiết bị hiện đại, cái mà số đông khán giả nhìn thấy là những kĩ xảo xấu xí, những màn võ thuật “nhìn có gì đó sai sai” và “sạn” tanh bành sau mỗi lần phim lên sóng.

Kết

30 năm ra đời và phát triển, mặc dù có những bước chuyển mình rõ rệt để theo kịp với thời đại, nhưng chất lượng phim cổ trang Trung Quốc nhìn chung liệu có đang thực sự tốt lên?

Nguồn:kenh14

BÌNH LUẬN