Theo các nhà khoa học tới từ đại học Missouri, Mỹ, thực vật có thể nghe thấy âm thanh khi chúng bị các loài động vật và con người ăn. Từ đó, nó hình thành cơ chế phòng vệ cho riêng mình.

Phần lớn chúng ta sẽ không nghĩ ngợi gì khi ăn salad; toàn rau củ quả mà, có hại cái gì đâu. Tuy nhiên, sau khi biết thông tin rằng rau củ quả có phản ứng với âm thanh khi chúng bị ăn, chúng ta nên cân nhắc lại việc ăn uống của mình.

Các nhà nghiên cứu tới từ đại học Missouri, Mỹ đã chỉ ra rằng, thực vật có thể nhận định được âm thanh xung quanh, như âm thanh khi chúng bị ăn. Từ đó, nó sẽ hình thành cơ chế phản vệ trong môi trường của mình.

Chuyện thật mà như đùa: Thực vật có thể
Thực vật có thể nghe thấy âm thanh khi chúng bị ăn.

“Các nghiên cứu trước đây đã điều tra về cách thực vật phản ứng với âm thanh, trong đó bao gồm cả âm nhạc”, Heidi Appel, nhà khoa học nghiên cứu tại đại học Missouri cho biết.

Trong nghiên cứu của ông với người đồng sự Rex Cocroft, họ đã thả những con sâu bướm trên những lá cải. Sau đó, với tia laser và một vật liệu phản chiếu có kích thước nhỏ được đặt trên lá, Cocroft có thể theo dõi được chuyển động của lá khi bị sâu ăn.

Nghiên cứu cho thấy khi cây xanh “nghe” được âm thanh khi chúng bị ăn, nó sẽ tiết ra một lượng dầu cải nhiều hơn – một hợp chất hóa học khiến sâu bướm khó chịu.

Điều này cũng chỉ ra rằng cây xanh có khả năng phân biệt những rung động khi bị con mồi tấn công, so với những rung động khác trong môi trường.

“Thực vật có nhiều cách để phát hiện sự tấn công của côn trùng. Tuy nhiên, âm thanh khi bị tiêu hóa là cách nhanh nhất để các phần khác trên cây tiếp nhận thông tin tấn công và chuẩn bị việc phòng vệ”, Cocroft cho biết.

“Sâu bướm sẽ phản ứng trước chất hóa học đó bằng cách bò đi chỗ khác. Vì thế, việc sự dụng những sóng âm để tăng cường khả năng phòng vệ của cây xanh có thể là một giải pháp tốt cho nông nghiệp”.

Theo tintuc.vn

BÌNH LUẬN