Người phụ nữ có gương mặt xinh đẹp, cương nghị, quyết đoán này từng trải qua không ít khó khăn trong bước đường khởi nghiệp của mình, mặc dù bà có một thành tích học tập đáng nể, khi ra làm việc luôn được đánh giá cao về năng lực và khả năng tích lũy…
Đó là lời khuyên của Giám đốc điều hành Facebook, Sheryl Sandberg, xuất phát từ những kinh nghiệm của bản thân.
Người phụ nữ có gương mặt xinh đẹp, rất cương nghị, quyết đoán này từng trải qua không ít khó khăn trong bước đường khởi nghiệp của mình, mặc dù bà có một thành tích học tập đáng nể, khi ra làm việc luôn được đánh giá cao về năng lực và khả năng tích lũy, ứng dụng kinh nghiệm một cách thông minh, hiệu quả.
Một trong những khó khăn lớn nhất mà bà từng gặp phải khi khởi nghiệp là lựa chọn hướng đi. Vốn là người phụ nữ giàu tham vọng, nên bà nuôi trong mình nhiều ước mơ, hoài bão lớn lao. Tuy nhiên, vì bị chi phối bởi nhiều mục tiêu cùng lúc, nên bà trở nên lúng túng, thậm chí có những thời điểm còn bế tắc.
Giữa lúc ấy, Sheryl Sandberg có được cuốn sách The Lean Startup (Học khởi nghiệp) của tác giả Eric Ries. Nội dung cuốn sách chia sẻ về cách để phát triển những mô hình, dự án kinh doanh bền vững một cách nhanh chóng. Và bà đã đọc ngấu nghiến cuốn sách này, từ đó rút ra cho mình được nhiều điều bổ ích, bao gồm cả “lối thoát” cho những dự án khởi nghiệp của mình.
Trong đó, giải pháp đầu tiên là chỉ nên chọn một mục đích duy nhất để tập trung khởi nghiệp. Đó phải là một mô hình kinh doanh đem lại lợi nhuận và có giá trị bền vững. “Nếu như bạn càng tập trung vào mục đích đó, càng cố gắng thật nhanh chóng, bạn sẽ càng thành công.
Hãy bắt đầu bằng việc nghiên cứu và tìm ra những sản phẩm mà khách hàng tiềm năng của bạn muốn. Chỉ khi tìm ra được điều này, bạn mới xác định được con đường mình sẽ đi, để biến ý tưởng trở thành hành động”, Sandberg chia sẻ.
Để dự án khởi nghiệp có thể tồn tại vững chắc, một bí quyết được bà tiết lộ, đó là hãy phát triển một sản phẩm tối thiểu để thử nghiệm ý tưởng trên thị trường bằng cách thu thập những phản hồi từ khách hàng. Từ đó có kế hoạch xây dựng, đo lường, học hỏi để liên tục cải tiến sản phẩm, nhằm tạo nên một phiên bản cải tiến, chất lượng nhất.
Khi đã có một lượng khách hàng nhất định, sản phẩm đã có một vị trí cụ thể trên thị trường, bước tiếp theo là phát triển sản phẩm ở mức hoàn thiện. Tuy nhiên, ngay lúc này cũng cần có những phương án dự phòng để đảm bảo có thể thay thế sản phẩm trong trường hợp sản phẩm gặp những phản hồi tiêu cực từ khách hàng.
Cuối cùng, cần dành sự tập trung cho khách hàng hiện tại chứ không nên có tâm lý “thả mồi bắt bóng” sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. “Khởi nghiệp là giai đoạn đầy nhạy cảm, khoảng cách giữa thành công và thất bại nhiều khi chỉ trong gang tấc. Vì bất cứ sự mạo hiểm, thiếu tính toán nào cũng đều là điều không nên”.
Với những bài học từ cuốn sách này, bà đã ứng dụng trong thực tế một cách sáng tạo để đưa sự nghiệp vươn lên mạnh mẽ. Trước khi trở thành Giám đốc điều hành của Facebook, bà từng là Phó giám đốc bán hàng trực tuyến toàn cầu của Google, từng được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2012.
Bà chia sẻ, trong sự thành công của mình, đóng góp của những cuốn sách là không hề nhỏ. Vì thế, những người khởi nghiệp dẫu có bận rộn đến mấy cũng nên dành thời gian để đọc sách. Vì ở đó có rất nhiều bài học, nhiều bí quyết giúp chúng ta thoát khỏi khó khăn, bế tắc, mở ra những hướng đi mới đầy hứa hẹn.