Sau 3 thập niên hình thành, in dấu với cảnh tượng hỗn loạn, thậm chí đánh nhau để được quyền mua hàng, Black Friday đã dần biến đổi theo thương mại điện tử.

Black Friday - từ hỗn loạn đến vắng lặng

Nhiều nhà bán lẻ tại Mỹ và khắp nơi trên thế giới đang sẵn sàng cho sự kiện mua sắm Black Friday cận kề. Bloomberg nói rằng nền kinh tế tích cực khiến các công ty tiêu dùng Mỹ lạc quan về cơ hội “kiếm chác” trong “Thứ Sáu Đen” năm nay.

Deloitte dự kiến ​​doanh thu bán lẻ giai đoạn tháng 11/2018 – 1/2019 tăng 5,6%, lên hơn 1.100 tỷ USD, đánh dấu giai đoạn nghỉ lễ tốt nhất trong những năm gần đây. Trong ảnh là không khí chào đón Black Friday tại Anh. Ảnh: AFP

Black Friday - từ hỗn loạn đến vắng lặng

Black Friday có lịch sử lâu dài và đa dạng. Một số nhà quản lý doanh nghiệp dùng thuật ngữ này đầu tiên vào những năm 1950 để mô tả lượng lớn nhân viên bị ốm sau Lễ Tạ Ơn nên cần cuối tuần dài để nghỉ.

Ý kiến khác nói rằng nó là cụm từ phổ biến trong những năm 1960, khi Sở cảnh sát Philadelphia dùng để mô tả sự hỗn loạn giao thông hàng năm dịp này, do người dân đổ ra đường mua sắm chuẩn bị mùa Giáng Sinh.

Một lý giải phổ biến hơn là thời xưa bảng cân đối thu chi của các cửa hàng được ghi bằng mực đỏ khi có số lỗ và mực đen là con số lợi nhuận. Từ đó, Black Friday ra đời với ngụ ý ngày này kinh doanh phát đạt.

Trong ảnh (từ trái sang) là các cửa hàng tại Denver ngày 25/11/1967, tấm áp phích về Lễ Tạ Ơn năm 1954, người mua sắm tại Danver ngày 26/11/1966. Ảnh: Bloomberg đồ họa.

Black Friday - từ hỗn loạn đến vắng lặng

Mãi cho đến những năm 1990, Black Friday bắt đầu thành sự kiện lớn khi các nhà bán lẻ Mỹ tìm cách khai thác nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trước Giáng Sinh. Họ quyết định giảm giá mạnh và kéo dài thời gian hoạt động trong ngày này để kích thích khách hàng “điên cuồng” mua sắm. Macy’s, Best Buy và Walmart là những hãng định hình đầu tiên nên ngày này.

Trong ảnh là Trung tâm mua sắm San Buenaventura ở Los Angeles vào ngày 29/11/1996 (bên trái); trang trí tại trung tâm mua sắm Brea ở Los Angeles ngày 29/11/1996 (bên phải); người mua sắm xếp hàng sáng sớm để chờ vào (bên dưới). Ảnh: Bloomberg đồ họa.

Black Friday - từ hỗn loạn đến vắng lặng

Đến những năm 2000, Black Friday đã ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng Mỹ và ngày này là thời điểm các trung tâm mua sắm đông đúc và “hoang dại” nhất trong năm. Đôi khi nó cũng dẫn đến bi kịch. Một nhân viên Walmart tại Long Island bị giết năm 2008 khi đám đông phá cửa xông vào và đánh gục anh ta xuống đất.

Trong ảnh là cửa hàng Asda chuẩn bị vỡ trận vào Black Friday ở London năm 2014 (dưới bên trái); người mua sắm chen nhau qua cửa tại Boise, Idaho (Mỹ) năm 2007 (trên bên phải); người mua sắm với danh sách hàng cần mua và sản phẩm săn được tại KB Toys ở Pennsylvania năm 2007 (trên bên trái và dưới bên phải). Ảnh: Bloomberg đồ họa.

Black Friday - từ hỗn loạn đến vắng lặng

Black Friday lan sang các nước khác như Canada, Mỹ và Anh. Tất nhiên, bạo lực cũng xảy ra tương tự. Người ta từng chứng kiến những khách hàng tại Anh không xếp hàng như thông thường mà xông vào đánh nhau với người khác để giành mua chiếc TV giá rẻ. Trong ảnh là cảnh người mua hàng giành nhau chiếc TV dịp Black Friday năm 2014 tại London. Ảnh: Reuters

Black Friday - từ hỗn loạn đến vắng lặng

Những năm gần đây, cùng với suy thoái và sự ra đời của ngày giảm giá trực tuyến Cyber Monday, Black Friday dần hạ nhiệt tại các hệ thống offline. Người tiêu dùng thích mua sắm online và trên điện thoại thông minh hơn. Khuyến mại trực tuyến dịp này cũng kéo dài đến cả tuần. Ngày càng nhiều người thích ý tưởng nhàn nhã săn hàng giảm giá tại nhà để tránh các vết bầm tím và căng cơ khi phải ra cửa hàng.

Trong ảnh là Black Friday ở siêu thị Target ở Spotsylvania (Virginia, Mỹ) năm 2007 và cảnh tượng Black Friday tại Target ở Dallas vào  năm 2017. Trên màn hình điện thoại là quảng cáo cho Cyber Monday. Ảnh: Bloomberg đồ họa.

Black Friday - từ hỗn loạn đến vắng lặng

Cảnh tượng chen lấn, xô đẩy, đánh nhau… dịp Black Friday mỗi năm mỗi ít hơn. Business Insider cho biết, năm ngoái, nhiều khách hàng đã vô cùng ngạc nhiên khi một số siêu thị của Targets, Best Buys và Walmarts tại Mỹ thưa vắng hoặc không nhiều người xếp hàng hôm “Thứ Sáu Đen”. Tuy nhiên, các hãng nghiên cứu thị trường cho biết, doanh thu Black Friday qua mỗi năm vẫn tăng, với đóng góp lớn của mảng trực tuyến.

Black Friday - từ hỗn loạn đến vắng lặng

Năm nay, Black Friday tại Mỹ không chỉ đơn thuần là một ngày mà đã được mở rộng và biến đổi. Một số chương trình khuyến mại đã bắt đầu vài tuần trước Lễ Tạ Ơn. Walmart và Best Buy đã giới thiệu các ưu đãi từ đầu tháng 11 cho Smart TV, laptop và máy chơi game. Target cũng  miễn phí vận chuyển hai ngày hầu như tất cả mọi thứ.

Trong ảnh là câu khẩu hiệu cho Black Friday tại một trung tâm thương mại ở Dallas, Texas năm 2017 (bên phải); trung tâm hoàn thiện đơn hàng của Amazon ở Kenosha, Wisconsin (bên trái); nền đen là một trung tâm hoàn thiện đơn hàng khác của Amazon tại Phoenix dịp Cyber ​​Monday năm 2013. Ảnh: Bloomberg đồ họa.

Phiên An (theo Bloomberg)

Theo VNExpress

BÌNH LUẬN