Số lượng và quy mô những khoản đầu tư vào các công ty công nghệ thế giới từ nguồn tài chính hộ gia đình đang tăng lên.

Theo nghiên cứu, hơn 50% người Mỹ mua cổ phiếu, có các tài khoản tiết kiệm và sở hữu bất động sản. Nhóm người này có ý thức khá cao trong việc tự quản lý tài chính cá nhân hoặc thuê các chuyên gia tư vấn tài chính làm việc này. Nhiều gia đình có thu nhập cao thậm chí còn thành lập hẳn những văn phòng tại gia, thuê đội ngũ kế toán, luật sư và chuyên gia đầu tư để quản trị tài sản.

Trong lịch sử, các “văn phòng gia đình” không trực tiếp đầu tư vào từng startup công nghệ riêng lẻ. Thay vào đó, họ tiếp cận thông qua các đối tác của những quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc các quỹ đầu tư tư nhân khác trên thị thường. Bên cạnh mảng công nghệ, các văn phòng này cũng rót vốn vào thị trường chứng khoán, bất động sản hay các tài sản khác…Tuy vậy, số vụ đầu tư trực tiếp vào các startup công nghệ từ các văn phòng này đang dần tăng lên, theo các báo cáo về những vòng rót vốn gần đây của Crunchbase.

Từ năm 2010 đến năm 2017, nguồn tài chính hộ gia đình đổ vào các hợp đồng đầu tư cho startup công nghệ ngày càng nhiều.

Từ năm 2010 đến năm 2017, nguồn tài chính hộ gia đình đổ vào các hợp đồng đầu tư cho startup công nghệ ngày càng nhiều.

Biểu đồ được lập dựa trên 1.700 hợp đồng đầu tư vào các startup công nghệ, bao gồm các vòng gọi vốn hạt giống, nhà đầu tư thiên thần, vốn từ cộng đồng, Series A, Series B…từ 193 văn phòng gia đình trên toàn cầu.

Từ năm 2010 đến năm 2015, số vụ đầu tư tăng liên tục từ 59 lên 354 vụ và sau đó giảm dần. Nguyên do là bởi các nhà đầu tư gia đình ưa thích hình thức rót vốn vào các startup nhỏ, lẻ, đang phát triển ở giai đoạn đầu hơn là tham gia đổ tiền vào các startup công nghệ lớn.

Trên quy mô thế giới theo nghiên cứu, các gia đình Mỹ cũng chịu khó sử dụng tiền nhàn rỗi đầu tư vào các công ty khởi nghiệp hơn một số quốc gia khác. Bên cạnh số vụ đầu tư, quy mô của mỗi hợp đồng rót vốn cho các startup từ nguồn tài chính hộ gia đình cũng tăng lên đáng kể, thậm chí vượt qua cả số vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm truyền thống.

Tăng trưởng quy mô đầu tư của văn phòng gia đình vượt so với quỹ mạo hiểm trên toàn cầu từ năm 2010 đến năm 2017. 

Tăng trưởng quy mô đầu tư của gia đình vượt so với quỹ mạo hiểm trên toàn cầu từ năm 2010 đến năm 2017.

Từ năm 2010 đến năm 2015, tăng trưởng quy mô đầu tư của văn phòng gia đình đạt gấp 6 lần trong khi con số này ở các quỹ truyền thống chỉ là xấp xỉ 2,5.

Các chuyên gia đánh giá xu hướng đầu tư cho các startup công nghệ đang dần trở nên mạnh mẽ và trở thành kênh sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi phổ biến của các gia đình bên cạnh danh mục đầu tư truyền thống như bất động sản, cổ phiếu. Tuy vậy, hình thức rót vốn này vẫn được nhận định là còn mới mẻ so với tiềm năng thị trường.

Tùng Hạ

Theo VNExpress

BÌNH LUẬN