Đại học Đại Lý ở Vân Nam, Trung Quốc lưu trữ một loạt tiêu bản và mô hình sinh vật, thực vật phong phú của địa phương.
Bảo tàng Khoa học Sinh học tại Đại học Đại Lý ở Vân Nam, Trung Quốc có tổng diện tích 1700 m2, gồm 9 phòng triển lãm, trưng bày hơn 2.000 tiêu bản sinh vật, thực vật được sưu tầm trong hơn 30 năm qua tại hồ Nhĩ Hải, núi Thương và vùng tây bắc Vân Nam.
Bộ xương khủng long Vân Nam được phát hiện vào năm 1939 và được khai quật hoàn toàn vào năm 1942. Loài này sống khoảng 200 triệu năm trước tại nơi hiện là tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Chúng là khủng long ăn cỏ, thường cao khoảng 2 m.
Người Nguyên Mưu sống khoảng 1,7 triệu năm trước với hoạt động chủ yếu là săn bắn, hái lượm. Di cốt hai răng cửa của người Nguyên Mưu được phát hiện tại huyện Nguyên Mưu, tỉnh Vân Nam, vào năm 1965.
Voọc mũi hếch đen sống chủ yếu tại rừng lá kim trên núi cao ở tây bắc Vân Nam và các khu vực lân cận ở Tây Tạng. Chúng là loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng, hiện có chưa đến 1.700 cá thể loài này trên thế giới. Chúng thường sống thành từng nhóm 20-60 cá thể.
Sói xám và các loài động vật nhỏ sống tại Vân Nam.
Gấu trúc đỏ thường ăn lá tre, ngoài ra cũng ăn trứng, chim và côn trùng. Chúng là loài động vật sống đơn lẻ, thường hoạt động trong khoảng hoàng hôn đến bình minh.
Các loài cá sống trong hồ Nhĩ Hải. Đây là hồ trên núi cao ở Vân Nam, có hình dạng giống cái tai, diện tích khoảng 250 km2, là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho người dân địa phương.
Cá tầm Trung Quốc thường sống ở Nhật, bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc. Loài này đang ngày càng hiếm do bị mất môi trường sống và nạn đánh bắt bừa bãi. Bắc Kinh đã thiết lập một số chương trình để bảo tồn loài này.
Các loài chim sống trong khu vực.
Tiêu bản các loại cây được trưng bày trong bảo tàng.
Mô phỏng thực vật tại núi Thương, ngọn núi ở phía tây Đại Lý có đỉnh cao 4.122 m. Đại học Đại Lý nằm ở chân núi Thương, được thành lập vào năm 2001, có hơn 17.000 sinh viên. Trường đào tại các ngành giáo dục, quản lý, kinh tế, luật, triết học, văn học, khoa học, kỹ thuật, y học, nông nghiệp và nghệ thuật.