Các loại nhạc khí trong chương trình được làm từ chất liệu dân gian tạo những bản hòa tấu mộc mạc, gần gũi.

dem-vo-thuc-ban-dia-ton-vinh-nhac-cu-dan-toc-viet

Tối 12/12, chương trình “Đêm vô thức bản địa” diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Đây là lần đầu tiên, dàn nhạc Seaphony ra mắt khán giả thủ đô. Mặc dù thời tiết mưa lạnh, hơn 500 khán giả đến thưởng thức đêm diễn, lấp đầy hai tầng khán phòng.

dem-vo-thuc-ban-dia-ton-vinh-nhac-cu-dan-toc-viet-1

Hơn hai tiếng đồng hồ, phần trình diễn nhạc khí của gần 50 nghệ nhân thuộc dàn nhạc Seaphony được phân thành 12 chủ đề, gồm: “Tĩnh”,” Thanh”, “Chuyển”,”Ứng”,”Thoại”, “Động”, “Biến”, “Vũ”, “Bỗng”, “Sắc”, “Tụ”. Mở đầu đêm diễn, cả khán phòng lắng đọng trong thanh âm nhỏ nhặt của tiếng sáo, đinh pút.

 'Đêm vô thức bản địa' tôn vinh nền âm nhạc dân tộc (Bản sắc Việt)

dem-vo-thuc-ban-dia-ton-vinh-nhac-cu-dan-toc-viet-2

Xen giữa bản nhạc là tiếng đàn môi tạo nét hài hước, vui nhộn trong đời sống văn hóa của đồng bào H’mông. Sang phần “Chuyển”, bản hòa tấu trở nên dồn dập bởi tiếng cồng chiêng. Theo nghệ nhân đồng bào M’nông, tiếng cồng chiêng khắc họa những bước chân vững chắc, mạnh mẽ của bà con buôn làng trong cuộc chống chọi với sự dữ dằn của thiên nhiên.

dem-vo-thuc-ban-dia-ton-vinh-nhac-cu-dan-toc-viet-3

“Đêm vô thức bản địa” tạo ra sự kết nối các tộc người, vùng miền, văn hóa khác nhau. Bên cạnh phần hòa tấu của các nhạc khí, trên sân khấu, nghệ nhân ba miền ngẫu hứng giao tiếp qua tiếng hát.

dem-vo-thuc-ban-dia-ton-vinh-nhac-cu-dan-toc-viet-4

Khi giọng nói của người Thái và tiếng kèn kết thúc, hai nữ nghệ sĩ diễn cảnh giằng co trên sân khấu nhằm khắc họa cuộc sinh tồn của loài người.

Không gian văn hóa sử thi được tái dựng trên sân khấu Nhà hát Lớn. Trong cuộc hành trình truy nguyên về văn hóa, tìm đến sự tự do, con người phải trải nhiều thử thách. Hình ảnh cần tre bắc nối từ bầu ngực người mẹ khắc họa nơi khởi nguồn của sự sống và chung cội rễ của 54 dân tộc Việt Nam.

dem-vo-thuc-ban-dia-ton-vinh-nhac-cu-dan-toc-viet-5

Kết thúc đêm diễn, hơn 50 nghệ nhân thể hiện những điệu múa mang đặc trưng vùng miền trong những tráng pháo tay tán thưởng của khán giả thủ đô.

Để tạo sự huyền ảo, bí ẩn cho không gian trình diễn, chương trình sử dụng ánh sáng đơn sắc với gam màu nóng là chủ đạo. Thành viên của nhóm Seaphony phần lớn là nghệ nhân vùng dân tộc thiểu số như Tày, Thái, Dao, H’mông, M’nông, Ê Đê, Gia Rai, Xê Đăng…

dem-vo-thuc-ban-dia-ton-vinh-nhac-cu-dan-toc-viet-6

Để tổ chức “Đêm vô thức bản địa” và thành lập dàn nhạc, nghệ sĩ Nguyễn Nhất Lý, nhạc sĩ Nguyễn Mạnh Tiến cùng cộng sự đã đến các bản làng miền núi phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Lạng Sơn, Điện Biên, Yên Bái, Hà Giang, buôn làng ở năm tỉnh Tây Nguyên, làng Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận để tập hợp các nghệ nhân và tuyển chọn nhạc khí.

Nhạc sĩ Nguyễn Nhất Lý cho biết: “Thời gian chúng tôi làm việc với nghệ nhân ba miền chỉ có một năm. Buổi công diễn giống như sự thử nghiệm và  thời gian tới, dàn nhạc tiếp tục quá trình hoàn thiện”.

dem-vo-thuc-ban-dia-ton-vinh-nhac-cu-dan-toc-viet-7

Theo nhạc sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, dàn nhạc được thành lập mang ý nghĩa kết nối văn hóa vùng miền và đặc biệt hướng thế hệ trẻ tìm hiểu về giá trị âm nhạc truyền thống dân tộc.

Trọng Trường
Ảnh: Giang Huy

vnexpress

BÌNH LUẬN