Bệnh Gout vốn được xem là bệnh của nhà giàu và ở độ tuổi trung niên trở lên. Tuy nhiên, thực tế hiện nay lại có nhiều người trẻ mắc bệnh.
Nhằm giúp độc giả có cái nhìn tổng quan về bệnh Gout, chúng tôi đã có buổi trò chuyện với bác sĩ chuyên khoa Nhi Đặng Thị Kim Thuê, giảng viên đang công tác tại trường cao đẳng Y Dược Pasteur giúp bạn đọc tự mình trang bị những kiến thức cơ bản để phòng ngừa bệnh lý phổ biến này.
Hỏi: Thưa bác sĩ Đặng Thị Kim Thêu, nhiều người vẫn quan niệm bệnh Gout là bệnh của người già và những người có điều kiện. Vậy bệnh Gout là gì?
Bác sĩ Nguyễn Hữu Định trưởng bộ môn Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Bệnh Gout (hay còn gọi là bệnh Thống Phong) được hiểu là 1 bệnh viêm khớp với những biểu hiện là viêm, sưng, nóng, tấy đỏ, đau ở khớp. Phổ biến nhất là ở khớp ngón chân, cổ chân, gối, khớp bàn tay. Đây chính là bệnh do lý do rối loạn chuyển hoá purin trong cơ thể khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh Gout chính là từ chế độ ăn uống không hợp lý và thói quen lười vận động ở nhiều người hiện nay.
Bệnh Gout ngày càng trẻ hóa. Ảnh minh họa. |
Hỏi: Thưa bác sĩ Đặng Thị Kim Thêu, bác sĩ có thể chỉ ra một số triệu chứng điển hình của bệnh Gout?
Trả lời: Thông thường khi mắc bệnh, bệnh nhân có thể sốt cao, cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu, thời gian này có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần, bạn có thể gặp các cơn đau thường gặp khi acid uric tăng, khi gặp yếu tố thuận lợi các tinh thể urat sẽ hình thành ở khớp tay khớp chân và khiến bạn cảm thấy đau buốt đột ngột vào ban đêm. Cơn đau này thường kéo dài khoảng vài giờ. Sau vài năm, bệnh Gout sẽ trở thành mạn tính. Ở giai đoạn này, khớp có thể bị biến dạng, hạn chế vận động các khớp, các u cục nổi lên ở khớp, gọi là cục tophi và có thể dẫn đến những biến chứng hết sức nguy hiểm.
Được biết đau đớn của bệnh chính là sự quan tâm hàng đầu của những bệnh nhân mắc bệnh Gout, đau buốt do những tinh thể hình kim đâm chọc vào khớp gây triệu chứng cực kì khó chịu. Khi những tinh thể tophi lắng đọng ở các khớp có thể gây biến dạng khớp khiến bệnh nhân bị hạn chế vận động.
Hầu hết bệnh nhân bị Gout có kèm theo các bệnh rối loạn chuyển hóa như mỡ máu cao, xơ vữa mạch máu, đái tháo đường…thậm chí có nguy cơ mắc suy thận, suy tim nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời .
Hỏi: Thưa bác sĩ, người bị bệnh Gout nên có chế độ dinh dưỡng, ăn uống và sinh hoạt như thế là đúng cách?
Trả lời: Để bệnh nhân mắc bệnh Gout có thể cải thiện điều kiện sức khỏe và điều trị hiệu quả thì nên áp dụng chế độ sinh hoạt và ăn uống như sau:
Ổn định tâm lý: Việc ổn định tâm lý cho người bị gout rất quan trọng giúp cho người bệnh trấn an tâm lý ổn định giúp cho người bệnh tránh được tình trạng bỏ thuốc hay việc không thực hiện nghiêm túc các chế độ kiêng cữ trong thời gian bị bệnh Gout.
Người bệnh Gout nên:
– Tăng cường vận động thể dục thể thao điều độ.
– Tránh căng thẳng công việc, tránh gắng sức và đi ngủ đúng giờ.
– Hạn chế lạnh đột ngột.
Chế độ ăn uống hợp lý:
Trong quá trình điều trị bệnh Gout thì yếu tố quyết định một phần không nhỏ vào kết quả điều trị mà người bị bệnh Gout cần lưu tâm tới đó chính là việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lý. Do ăn uống bổ xung nhiều chất đạm có thể làm tăng hàm lượng acid uric trong máu khiến khối tophi hình thành và gây nên cơn đau đớn khó chịu. Do vậy nguyên tắc trong điều trị bệnh Gout hỗ trợ ăn uống người bị bệnh nên thực hiện là:
Bệnh nhân mắc bệnh Gout không nên dùng các thực phẩm như:
Tuyệt đối kiêng cữ các loại thực phẩm có hàm lượng chất đạm cao dễ gây tăng acid uric trong máu cao như hải sản, tôm, cua, ghẹ, mực, nội tạng động vật, trứng vịt lột. Ngoài ra người bệnh cũng không nên ăn nhiều đồ cay nóng làm tăng khả năng gây viêm, hạn chế ăn đường, mỡ động vật và tuyệt đối cấm kị dùng chất kích thích bia rượu hay cafe, thuốc lá.
Người mắc bệnh Gout có chế độ ăn rất đặc biệt. |
Người mắc bệnh Gout nên hạn chế các thực phẩm như:
Các thực phẩm nên sử dụng ở hàm lượng vừa phải vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng lại không ảnh hưởng tới người bị Gout như:
– Thực phẩm chứa protein: Thịt heo, thịt nạc gà, thịt cá đồng.. nên sử dụng ở hàm lượng vừa đủ không quá nhiều.
– Han chế thực phẩm có độc tố: Măng, cá ngừ, đậu hạt..
– Hạn chế thực phẩm giàu chocolate như cacao, kẹo ngọt, cà phê, trà…
Người bị bệnh Gout nên sử dụng các thực phẩm như:
– Người bị bệnh gout muốn điều trị hiệu quả thì nên áp dụng chế độ ăn uống, khoa học. Vì thế, bác sĩ Đặng Thị Kim Thêu, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên người mắc nên tăng cường bổ sung thực phẩm có khả năng ổn định hàm lượng acid uric trong máu, giúp giải độc, có tác dụng ngừa viêm hiệu quả. Đây vừa là cách phòng vừa là cách hỗ trợ điều trị Gout mà bất kỳ ai cũng nên biết và áp dụng trên thực tế.
– Bệnh nhân mắc bệnh Gout nên ăn nhiều rau xanh, củ quả hằng ngày như: Cải xanh, súp lơ, cải bó xôi, cải bẹ, bắp cải, bưởi, cam, táo, lê…. Vì đây là các loại rau có chứa nhiều vitamin và chất xơ giúp thanh lọc, giải độc cải thiện tình trạng bệnh Gout.
– Bổ sung nước ép trái cây: Cụ thể mỗi ngày bạn nên bổ sung 1 tới 2 ly nước ép trái cây vừa có tác dụng giúp ổn định nồng độ acid uric vừa có thể giúp tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh.
Áp dụng các phương pháp điều trị bệnh Gout :
Ngoài 2 nguyên tắc trong điều trị bệnh Gout ở trên ra thì nguyên tắc quan trọng trong điều trị bệnh Gout mà người bệnh nên nắm rõ giúp cải thiện bệnh tốt hơn như:
Nguyên tắc 1: Xác định giai đoạn mắc Gout: Gout hình thành và phát triển theo từng giai đoạn cấp tính và mãn tính khác nhau vì vậy khi điều trị bệnh Gout việc cần thiết nhất là phải thực hiện các xét nghiệm máu để biết các chỉ số về bệnh Gout như thế nào từ đó áp dụng các thuốc điều trị đúng giảm bệnh nhanh.
Nguyên tắc 2: Thực hiện điều trị dự phòng cơn Gout cấp: Việc điều trị dự phòng Gout chủ yếu là làm giảm acid uric trong máu và giúp hạn chế sự lắng đọng urat ở các cơ và mô tại các khớp. Việc điều trị dự phòng Gout cần được thực hiện và duy trì thông qua dùng thuốc hay thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng cách.
Nguyên tắc 3: Hỗ trợ điều trị ngoại khoa khi cần: Việc bị Gout mãn tính có những biến chuyển nặng mà ngay cả việc dùng thuốc cũng không đáp ứng thì lúc này người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ các khối tophi và thực hiện nội soi rửa khớp vô cùng cần thiết.
Ngoài ra Bác sĩ Đặng Thị Kim Thuê còn khuyên bệnh nhân nên thăm khám và điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng nguy hiểm từ bệnh Gout.