Ngoài giải dành cho nữ chính, phim tình cảm pha hài của đạo diễn Lê Thanh Sơn còn đoạt danh hiệu cao nhất Liên hoan phim Việt Nam lần 20.

Đêm bế mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20 diễn ra từ 20h ngày 28/11 ở Nhà hát Trưng Vương (Đà Nẵng), thu hút hơn 1.000 khán giả cùng hàng trăm nghệ sĩ, giới chuyên môn điện ảnh… tham dự.

Đoàn phim Em chưa 18 còn đoạt giải Bông Sen Vàng cho hạng mục phim truyện điện ảnh. Phim hài do Lê Thanh Sơn đạo diễn, Charlie Nguyễn sản xuất. Dàn diễn viên gồm có Kiều Minh Tuấn, Kaity Nguyễn, Will, Châu Bùi và Quang Minh. Phim xoay quanh mối quan hệ oái oăm giữa gã tay chơi trung niên Hoàng (Kiều Minh Tuấn) và nữ sinh trung học Linh Đan (Kaity Nguyễn). Diễn xuất của hai diễn viên chính – Kiều Minh Tuấn và Kaity Nguyễn – tạo điểm nhấn cho phim.

Diễn viên Kaity Nguyễn (trái) nhận giải Nữ diễn viên chính xuất sắc bên diễn viên Quý Bình nhận giải Nam diễn viên chính xuất sắc.

Diễn viên Kaity Nguyễn (trái) nhận giải “Nữ diễn viên chính xuất sắc” bên diễn viên Quý Bình nhận giải “Nam diễn viên chính xuất sắc”.

Bé Hà Mi – diễn viên 9 tuổi của Cô gái đến từ hôm qua, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh – được xướng tên với giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc. Hà Mi vào vai Tiểu Li (tức nhân vậViệt An) lúc nhỏ. Cô bé được nhiều khán giả yêu thích bởi lối diễn tự nhiên, chuyển đổi nhịp nhàng các diễn biến tâm lý. Những đoạn Hà Mi diễn chung với Minh Khang (vai Thư nhỏ) làm toát lên tình cảm trong sáng của học sinh cấp 1. Hà Mi từng tham gia diễn xuất từ bốn năm qua. Cô bé góp mặt trong nhiều MV ca nhạc của các ca sĩ Uyên Linh, Hồ Ngọc Hà… cùng một số quảng cáo.

Cô bé chạm ngõ màn ảnh với loạt phim truyền hình Lấy chồng sớm làm gì của đạo diễn Trần Cảnh Đôn. Năm 2015, bé tham gia vở kịch Những thiên thần nhỏ của tôi (cũng chuyển thể từ truyện Nguyễn Nhật Ánh).

hot-girl-em-chua-18-doat-giai-nu-chinh-bong-sen-vang-1

[Hà Mi (trái) và Miu Lê trong “Cô gái đến từ hôm qua”.

Liên hoan phim Việt Nam lần 20 tổ chức tại Đà Nẵng từ ngày 24 đến 28/11 với chủ đề: “Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại và nhân văn”. Sự kiện là hoạt động lớn, nhằm biểu dương các tác phẩm điện ảnh mang đậm bản sắc dân tộc, giàu tính nhân văn, có dấu ấn sáng tạo, được sản xuất và phổ biến từ sau Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 19 (năm 2015).

Liên hoan phim còn tạo môi trường cho các văn nghệ sĩ điện ảnh, các nhà quản lý, nhà sản xuất, phổ biến và phát hành phim trao đổi kinh nghiệm, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của điện ảnh Việt Nam, giới thiệu đến công chúng những tác phẩm mới của điện ảnh Việt, qua đó tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu điện ảnh của công chúng.

Mùa giải điện ảnh năm nay có nhiều thay đổi như việc “khai tử” hạng mục phim video bởi loại hình này đã lỗi thời, sáng lập giải thưởng Phim ASEAN (ASEAN Film Awards) để tăng cường sự hợp tác và vinh danh các tác phẩm trong khu vực. Bước ngoặt quan trọng là sự vắng bóng các phim của Nhà nước, vốn luôn chiếm ưu thế của các kỳ liên hoan trước đây.

Cả 16 phim truyện tham gia tranh giải đều do tư nhân sản xuất, được chiếu rạp với chiến lược quảng bá bài bản. Sự kiện này, kết hợp với việc Hãng phim truyện Việt Nam đang vướng nhiều lùm xùm sau cổ phần hóa, đặt ra thách thức lớn cho điện ảnh Nhà nước trong các năm tới.

Các hạng mục giải thưởng ở Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20:

Bông Sen Vàng: Hoạt hình: Phim Cậu bé Ma-nơ-canh (đạo diễn Phạm Hồng Sơn). Phim truyện điện ảnh:

Bông Sen Bạc: Hoạt hình: Một lần đào ngũ, Sóc nâu đáng yêu. Phim tài liệu:  phim Việt Nam thời bao cấp – đạo diễn Trần Thanh Hiệp, phim Ngày về – đạo diễn Nguyễn Thanh Hùng. Phim truyện điện ảnh: Cô hầu gái, Cha cõng con.

Giải thưởng của Ban giám khảo:

Đạo diễn xuất sắc: Phim tài liệu: Nguyễn Hoàng Lâm (Sống và kể lại). Phim khoa học: đạo diễn Phùng Ngọc Tú của phim Giải pháp chống xói lở bờ biển. Phim Hoạt hình: đạo diễn Trịnh Lâm Tùng phim Một lần đào ngũ. Phim truyện điện ảnh: Vũ Ngọc Đãng của phim Hot boy nổi loạn phần hai.

Biên kịch xuất sắc: Phim tài liệu: Cố Nghệ sĩ Ưu tú Đào Thanh Tùng (phim Thời bao cấp). Phim khoa học: Lê Thị Thanh Bình phim Thuyền biển Việt Nam, hoạt hình: Hoàng Phương Thảo – Sông Đông (Cậu bé Ma-nơ-canh). Phim truyện điện ảnh: Bùi Kim Quy – Lương Đình Dũng của phim Cha cõng con.

Nam diễn viên chính xuất sắc: Quý Bình (Bao giờ có yêu nhau)

Nữ diễn viên chính xuất sắc: Kaity Nguyễn (Em chưa 18)

Nam diễn viên phụ xuất sắc: Nhan Phúc Vinh (Đảo của dân ngụ cư)

Nữ diễn viên phụ xuất sắc: Hà Mi (Cô gái đến từ hôm qua)

Quay phim xuất sắc: phim tài liệu: Nguyễn Quang Tuấn (phim Lọc nước). Phim khoa học: Dương Văn Huân – Nguyễn Tài Việt – Ngô Quý Dương – Nguyễn Xuân Chinh phim Khúc biến tấu của Côn trùng, phim truyện điện ảnh: Lý Thái Dũng (Cha cõng conĐảo của dân ngụ cư).

Thiết kế âm thanh xuất sắc:

Họa sĩ thiết kế mỹ thuật xuất sắc: Loại hình phim hoạt hình: Họa sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa của phim Truyền thuyết chiếc khăn Piêu, nhóm họa sĩ Sóc nâu đáng yêu. Phim truyện điện ảnh: phim Cô Ba Sài Gòn.

Âm nhạc trong phim hay nhất: Loại hình phim hoạt hình: nhạc sĩ Nguyễn Chí Phong (Sóc nâu đáng yêu). Phim truyện diện ảnh: phim Cô hầu gái.

Phim tài liệu – khoa học: Khoa học: Nuôi cấy tinh tử trong điều trị vô tinh nam do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất.  Lĩnh vực tài liệu: Phim Bảy Cồ – Đồng Tháp do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất và phim Kể tiếp chuyện hôm qua do Ban Văn nghệ, Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất.

Phim truyện điện ảnh: 12 chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạy do Công ty TNHH Skyline Media sản xuất và Cô Ba Sài Gòn do Công ty TNHH MTV cung cấp Tài năng Việt và Công ty TNHH Thời trang Thủy Nguyễn sản xuất.

Phim hoạt hình: Phim Truyền thuyết chiếc khăn Piêu và Sự tích Hoa phượngdo Công ty Cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam sản xuất.

Phim hay nhất do khán giả bình chọn dành cho phim truyện dự thi: Yêu đi đừng sợ.

Phim hay nhất do khán giả bình chọn dành cho phim chiếu toàn cảnh:

Giải thưởng Phim ASEAN (ASEAN Film Awards): A yellow bird của Singapore.

Phim xuất sắc: A yellow bird của Singapore.

Đạo diễn xuất sắc: Đạo diễn Indonesia của phim Turah – Wicaksono WisnuLegowo.

Nam diễn viên chính xuất sắc:

Nữ diễn viên chính xuất sắc:

vnexpress

BÌNH LUẬN