Lên danh sách việc cần làm, chia nhóm và phân công nhiệm vụ là những gợi ý giúp bạn có chuyến picnic vui vẻ bên gia đình, người thân.

1. Lên danh sách việc cần làm

20 phút dành cho việc lên danh sách việc cần làm sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian, cũng như tránh mang thiếu hoặc thừa dụng cụ, đồ ăn, gây lãng phí và chiếm diện tích xe. Cẩn thận hơn, bạn có thể sử dụng bản đồ tư duy và chia nhỏ các mốc thời gian (timeline) để lên kế hoạch cho chuyến đi thành công.

bi-quyet-co-chuyen-da-ngoai-cuoi-tuan-nhu-y-ben-nguoi-than

Lên danh sách việc cần làm sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, cũng như tránh mang thiếu hoặc thừa dụng cụ, đồ ăn, gây lãng phí.

2. Phân công nhiệm vụ

Mỗi người đều muốn là một phần của cuộc vui, vì thế hãy đảm bảo ai cũng có nhiệm vụ trong chuyến đi. Điều đó vừa giúp tận dụng tối đa nhân lực, lại vừa nâng cao tinh thần và tăng tính gắn kết giữa các thành viên.

Trong trường hợp nhóm đông người, bạn có thể chia nhỏ thành các đội với những nhiệm vụ khác nhau như đội mua đồ, đội trang trí, đội bếp… Khi di chuyển, các đội này có thể ngồi xe khác nhau và đến địa điểm cắm trại theo mốc thời gian đã định để tiện cho khâu chuẩn bị.

bi-quyet-co-chuyen-da-ngoai-cuoi-tuan-nhu-y-ben-nguoi-than-1

Hãy đảm bảo ai cũng được phân công nhiệm vụ trong chuyến đi.

3. Chọn địa điểm cắm trại phù hợp

Bạn cần cân nhắc về quy mô chuyến dã ngoại, số lượng đồ đạc mang theo để chọn địa điểm hợp lý. Bên cạnh đó, sở thích của mọi người trong đoàn cũng như điều kiện thời tiết cũng là những yếu tố cần xét đến.

Nếu tiện đường, bạn có thể lái xe đi tiền trạm để dự tính trước lượng xăng tiêu thụ, các cung đường khó đi và lên kế hoạch dần cho hoạt động picnic. Tuy nhiên, bạn có thể bỏ qua một khâu mất thời gian và tốn sức này khi sử dụng các loại xe tinh chế nhằm tối ưu hoá trải nghiệm lái xe và tiết kiệm nhiên liệu như Ford EcoBoost.

Bên cạnh đó, khi ghé thăm một thành phố xa lạ, hệ thống định vị GPS hỗ trợ giọng nói trên xe giúp hỗ trợ người lái xác định phương hướng, là “cứu cánh” cả về thời gian và chi phí cho chuyến dã ngoại trong ngày.

4. Sắp xếp đồ đạc khoa học

Trước hết, cần phân loại đồ thành các túi và thùng riêng biệt để tránh nhầm lẫn. Khi chuyển đồ lên xe, các đồ dễ vỡ hay hỏng hóc nên được đặt ở nơi an toàn, chắc chắn. Khi đi nhiều xe, có thể phân đồ ra từng xe cho mỗi nhóm nhỏ bảo quản, nhưng phải đảm bảo các loại xe đều chắc chắn.

Một số xe như Ford Focus, Fiesta, hay EcoSport có khoang chứa đồ phía sau rộng giúp việc sắp xếp đồ trở nên dễ dàng, tiện lợi. Đi kèm với đó là một vài khoang phụ như các ngăn bên cạnh ghế hành khách hay khoang chứa trung tâm cạnh người lái, nơi có thể đặt vào hai cốc cà phê để nhâm nhi suốt chuyến đi. Các hộc bình chứa nước trên xe cũng có thể tận dụng để đựng nước uống. Đồ ăn vặt nên được xếp vào các ngăn nhỏ lẻ, còn các ngăn có khả năng làm lạnh là chỗ chứa hoàn hảo cho nước giải khát và các nguyên liệu suốt chuyến dã ngoại.

bi-quyet-co-chuyen-da-ngoai-cuoi-tuan-nhu-y-ben-nguoi-than-2

Nên phân loại đồ thành các túi và thùng riêng biệt để tránh nhầm lẫn.

Để tránh bừa bộn, bạn nên chuẩn bị sẵn một chiếc giỏ trên sàn xe. Chiếc giỏ này rất phù hợp cho những món đồ bạn định xử lý trong ngày, như quần áo bẩn, vỏ hộp dùng xong hay đơn giản là để đựng những vật dụng nhỏ và dễ mất trong cả chuyến đi.

ngoisao

BÌNH LUẬN