Để nhận visa du học của Anh, Mỹ, Australia, Canada, New Zealand… bạn cần chọn trường phù hợp, chứng minh khả năng tài chính và trình độ học vấn.

Du học là một trong những lựa chọn của nhiều học sinh, sinh viên với mong muốn tiếp cận các nền giáo dục tiên tiến, nâng cao khả năng ngoại ngữ, nhận bằng cấp quốc tế để có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp. Du học còn giúp các bạn trẻ có nhiều trải nghiệm mới, nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm sống.

Tuy nhiên, khi quyết định di du học, bạn nên tìm hiểu kỹ các bước cần thiết để có hồ sơ xin du học thành công. Các điều kiện này bao gồm học lực, tài chính, nhân thân và các điều kiện khác tùy vào yêu cầu của trường, đại sứ quán nơi bạn muốn theo học.

Chọn trường và khóa học

Bạn nên lựa chọn điểm đến du học theo các tiêu chí như: quốc gia bạn thích, ngành học bạn đam mê cũng như chi phí học tập và sinh hoat. Điều quan trọng nhất là bạn muốn trải nghiệm một cuộc sống du học như thế nào để có một quyết định phù hợp nhất. Các chuyên viên tư của Công ty tư vấn du học Jack Study Abroad Việt Nam sẽ giúp bạn chọn trường và ngành học phù hợp.

Điều kiện về học lực và trình độ tiếng Anh

Yêu cầu học lực mỗi trường, ngành học và bậc học sẽ khác nhau. Thông thường, các trường thường có yêu cầu học vấn từ khá giỏi trở lên.

Ngoài ra, để du học bạn cần có trình độ tiếng Anh nhất định, tùy vào yêu cầu của từng trường, bậc học và các ngành học. Thông thường các trường đều yêu cầu học sinh có bằng IELTS hoặc TOEF, tuy nhiên một số trường cho phép sinh viên làm bài kiểm tra tiếng Anh thay thế.

Điều kiện về tài chính

Việc chứng minh tài chính khi đi du học, nhất là tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Australia, Anh, Canada… là yêu cầu bắt buộc. Tùy vào mức học phí và chi phí sinh hoạt mỗi nơi, bạn cần chứng minh tài chính bao nhiêu, thường bạn nên để nhiều hơn so với mức tổi thiểu. Ví dụ, để du học Mỹ, bạn sẽ cần từ 40.000 USD (850 triệu) trở lên. Đối với du học Anh cần khoảng 600 triệu trở lên tùy ngành và khóa học. Du học Singapore, bạn sẽ không cần chứng minh tài chính.

Ngoài việc chứng minh tài chính đi học, bạn cần chứng minh nguồn thu nhập của gia đình. Để thuận lợi cho quá trình xét duyệt và cấp visa du học, bạn cần cung cấp thêm sổ tiết kiệm và thu nhập hàng tháng (của bố, mẹ hay người bảo lãnh tài chính). Nếu gia đình bạn đang sở hữu những tài sản có giá trị lớn như nhà cửa (bất động sản), ô tô… bạn cũng có thể bổ sung giấy tờ để tăng tỷ lệ thành công khi xét duyệt visa. Thực tế, mỗi học sinh đều có hồ sơ tài chính khác nhau và việc giải trình, chứng minh cũng khác nhau. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ hoặc tìm tới những tổ chức du học có uy tín để được tư vấn cụ thể.

co-hoi-nhan-10-trieu-phi-lam-visa-va-hoc-bong-du-hoc-20-50-

Để tạo thêm cơ hội du học cho sinh viên Việt Nam, từ kỳ nhập học tháng 1/2018 Đại học Hertfordshire của Anh chính thức miễn IELTS cho những ứng viên muốn lấy bằng thạc sĩ khi đang theo học chương trình đào tạo liên kết quốc tế của các trường đại học: RMIT, BUV (Bristish University), VNU (khoa quốc tế Đại học Quốc Gia Hà Nội), FTU (khoa quốc tế Đại học Ngoại thương), ISB (khoa quốc tế Học viện ngân hàng)… và các trương trình liên kết quốc tế dạy bằng tiếng Anh của các trường đại học trong nước khác.

Đặc biệt, đợt này, học sinh – sinh viên có cơ hội nhận học bổng 2.000-4.000 bảng Anh cho khóa học thạc sĩ với các chuyên ngành liên quan đến Business: MSc Management, MSc International Business, MSc Accounting and Financial Management. Những sinh viên có nhu cầu học và đi làm hay thực tập để có thêm trải nghiệm về công việc liên quan đến chuyên ngành Business thì có thể đăng ký khóa học 2 năm của chuyên ngành Kinh doanh quốc tế. Năm hai bạn sẽ đi làm toàn thời gian.

Để hỗ trợ và giảm thiểu chi phí du học cho học sinh – sinh viên, công ty Jack Study Abroad Việt Nam tặng 10 triệu đồng phí làm visa và cơ hội nhận học bổng 20-50% học phí.

Chương trình dành cho các ứng viên nộp hồ sơ kỳ nhập học tháng 1/2018 vào tất cả các khóa bậc trung học, cao đẳng, đại học và thạc sĩ ở các nước Anh, Mỹ, Australia, Canada, New Zealand. Thời gian tham gia từ 9-25/11.

vnexpress

BÌNH LUẬN