Triều Tiên, Venezuela là những vùng đất máy bay của hầu hết hãng hàng không đều không bay đến.

Hồi đầu tháng 10, hàng loạt hãng bay lớn trên thế giới đồng loạt ngừng các hoạt động vận chuyển ra - vào trên bầu trời Venezuela, khiến nước này đứng trước nguy cơ bị cắt lìa khỏi thế giới. Tuy nhiên, đây không phải trường hợp đầu tiên nhiều máy bay của các hãng không thể bay tới. Triều Tiên, Hy Lạp, Qatar... cũng là một số những điểm đến tương tự.Hồi đầu tháng 10, hàng loạt hãng bay lớn trên thế giới đồng loạt ngừng các hoạt động vận chuyển ra – vào bầu trời Venezuela, khiến nước này đứng trước nguy cơ bị cắt lìa khỏi thế giới. Tuy nhiên, đây không phải trường hợp đầu tiên nhiều máy bay của các hãng không thể bay tới. Triều Tiên, Qatar… cũng là một số điểm đến tương tự. Ảnh: Pinterest.

nhung-vung-dat-may-bay-kho-toi-1

Triều Tiên

Hầu hết hãng hàng không đều không mở chuyến tới quốc gia này do hậu quả của các lệnh trừng phạt, những lo ngại an ninh và cảnh báo đi lại. Phần lớn chuyến bay đến Triều Tiên đều qua Trung Quốc.

Hãng hàng không duy nhất ở nước này là Air Koryo và chỉ có một hãng hàng không khác ra-vào bầu trời Triều Tiên là Air China. Tháng 4, Air China cũng tuyên bố tạm hoãn các chuyến bay đến Bình Nhưỡng do e ngại về các mối đe dọa về xung đột giữa Triều Tiên – Mỹ. Tuy nhiên, hãng này đã hoạt động trở lại sau đó không lâu. Ảnh: Pinterest.

Qatar  Qatar có mạng lưới giao thông sầm uất và đông đúc tại thủ đô Doha. Tuy nhiên, do xung đột lợi ích với các nước láng giềng nên quốc gia vùng Vịnh này gần như bị cô lập với thế giới vào tháng 6. Đó là thời điểm Ả Rập Saudi và 6 quốc gia Ả Rập khác cắt đường hàng không, đường biển đến đây.  Sau đó, hàng loạt các hãng bay lớn trên thế giới lần lượt dừng hoạt động tại Qatar, khiến không ít du khách bị mắc kẹt tại sân bay để chờ đợi được về nhà trong thời gian dài, theo Arab News.

Qatar

Qatar có mạng lưới giao thông sầm uất và đông đúc tại thủ đô Doha. Tuy nhiên, do xung đột lợi ích với các nước láng giềng nên quốc gia vùng Vịnh này gần như bị cô lập với thế giới vào tháng 6. Đó là thời điểm Ả Rập Saudi và 6 quốc gia Ả Rập khác cắt đường hàng không, đường biển và đường bộ đến đây. Sau đó, hàng loạt hãng bay lớn trên thế giới lần lượt dừng hoạt động tại Qatar, khiến không ít du khách bị mắc kẹt tại sân bay để chờ đợi được về nhà trong thời gian dài, theo Arab News. Mới đây, Quốc vương Qatar đã kêu gọi các quốc gia láng giềng dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài 4 tháng qua. Ảnh: BBC.

Syria  Cuộc nội chiến diễn ra từ năm 2011 khiến việc bay qua không phận Syria trở nên cực kỳ nguy hiểm. Do đó, việc du lịch bằng đường hàng không đến quốc gia nguy hiểm hàng đầu thế giới này, rất hạn chế. Hầu hết du khách đều nói không với kế hoạch mua vé máy bay và bay tới Syria.

Syria

Cuộc nội chiến diễn ra từ năm 2011 khiến việc bay qua không phận Syria trở nên nguy hiểm. Do đó, lựa chọn du lịch bằng đường hàng không đến quốc gia nguy hiểm hàng đầu thế giới này rất hạn chế. Hầu hết du khách đều nói không với kế hoạch mua vé máy bay tới Syria.

Năm 2012, các chuyến bay thẳng giữa Syria và các nước trong liên minh châu Âu đã bị cấm. Các hãng hàng không khác đã cắt bỏ dịch vụ do nhu cầu đi lại thấp. Năm 2017, bất chấp những khó khăn trong việc đi lại, chính phủ Syria vẫn nỗ lực thực hiện một số biện pháp nhằm thu hút du khách đến đất nước này. Ảnh: BBC.

Libya  Tháng 12/2016, chiếc máy bay A320 của hãng Afriqiyah Airways bị bắt cóc trên bầu trời Libya với 118 hành khách và bị đưa tới Malta. Đây là chuyến bay nội địa.  Trước sự cố này, Libya cũng không có nhiều các hãng hàng không hoạt động do xung đột chính trị và tình hình an ninh bất ổn. Sân bay quốc tế Tripoli cũng bị đóng cửa vì thiệt hại do xung đột giữa các nhóm vũ trang.  Năm 2015, quốc gia này gần như bị tách khỏi thế giới bằng đường hàng không khi Tunisair, hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ, là hãng bay quốc tế cuối cùng đưa đón khách tới đây.

Libya

Tháng 12/2016, chiếc máy bay A320 của hãng Afriqiyah Airways bị không tặc tấn công trên bầu trời Libya với 118 hành khách và bị đưa tới Malta. Đây là chuyến bay nội địa. Trước sự cố này, Libya cũng không có nhiều các hãng bay hoạt động do xung đột chính trị và tình hình an ninh bất ổn. Sân bay quốc tế Tripoli cũng bị đóng cửa vì thiệt hại do xung đột giữa các nhóm vũ trang. Năm 2015, quốc gia này gần như bị tách khỏi thế giới về đường hàng không khi Tunisair, hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ, là hãng bay quốc tế cuối cùng đưa đón khách tới đây. Ảnh: Assabah.

Bán đảo Sinai, Ai Cập  Bán đảo Sinai là một phần của Ai Cập, nơi có thị trấn nghỉ mát nổi tiếng Sharrm el-sheikh. Tuy nhiên điểm đến này đang phải đối mặt với lệnh cấm bay từ một số quốc gia, trong đó có Anh và Mỹ.  Đây là một phần của Ai Cập, nơi có thị trấn kỳ nghỉ phổ biến ở Sharm el-Sheikh, bị một số quốc gia cấm, kể cả Anh và Mỹ.

Bán đảo Sinai, Ai Cập

Bán đảo Sinai là một phần của Ai Cập, nơi có thị trấn nghỉ mát nổi tiếng Sharrm el-sheikh. Tuy nhiên điểm đến này đang phải đối mặt với lệnh cấm bay từ một số quốc gia, trong đó có Anh và Mỹ.. Ảnh: Telegraph.

Anh Minh

Nguồn: vnexpress

BÌNH LUẬN