Trường mầm non tại Đồng Nai, nhà 5 khối phủ cây xanh ở Sài Gòn, công trình nhà hội nghị Đại Lải, trường học ở Bình Dương là những công trình xuất sắc của Việt Nam được thế giới vinh danh.

Trường mầm non tại Đồng Nai xuất sắc lọt top 30 công trình đẹp nhất thế giới

Công trình trường mầm non rộng 3.430 m2 tại Biên Hòa, Đồng Nai đã xuất sắc vượt qua nhiều đối thủ để lọt vào top 30 công trình đẹp nhất thế giới do Viện Kiến trúc Hoàng gia Anh (RIBA) tổ chức.

Công trình do kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, Takashi Niwa, Masaaki Iwamoto và các kiến trúc sư Trần Thị Hằng, Kuniko Onishi sáng tạo nên. Điểm đặc biệt làm nên thành công lớn của công trình này đó là một mái vòm phủ đầy cây xanh nối dài mang đến sân chơi tuyệt vời cho con trẻ.
Công trình do kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, Takashi Niwa, Masaaki Iwamoto và các kiến trúc sư Trần Thị Hằng, Kuniko Onishi sáng tạo nên. Điểm đặc biệt làm nên thành công lớn của công trình này đó là một mái vòm phủ đầy cây xanh nối dài mang đến sân chơi tuyệt vời cho con trẻ.

Tất cả các phòng học và phòng chức năng đều nằm ở dưới. Thiết kế của vườn trẻ này còn giúp tiết kiệm năng lượng khi các căn phòng ở đây đều được thiết kế thoáng mát, tận dụng gió trời và cây xanh để không phải sử dụng điều hòa.

Các thiết bị như pin năng lượng mặt trời, máy lọc nước, cửa thông gió… được tận dụng để mang lại tính bền vững cao nhất cho công trình.

 Mái vòm của nhà trẻ được giảm dần độ cao cho tới khi chạm tới mặt đất.

Mái vòm của nhà trẻ được giảm dần độ cao cho tới khi chạm tới mặt đất.

Nhà 5 khối phủ cây xanh ở Sài Gòn dành giải nhất hạng mục nhà ở tại Festival kiến trúc thế giới 2014

Công trình “House for trees” (Nhà cho cây xanh) của công ty Võ Trọng Nghĩa đã vượt qua hàng trăm công trình kiến trúc để giành chiến thắng ở hạng mục nhà ở tại Festival kiến trúc thế giới 2014 – một trong những chương trình giải thưởng uy tín nhất trong lĩnh vực kiến trúc.

Với diện tích 350m2, khu nhà được chia làm 5 lăng trụ có thể trồng được cây xanh trên mái. Ngôi nhà đặc biệt này đã giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị và tình trạng quá ít cây xanh tại các thành phố lớn chật chội như Hà Nội, Sài Gòn.
Với diện tích 350m2, khu nhà được chia làm 5 lăng trụ có thể trồng được cây xanh trên mái. Ngôi nhà đặc biệt này đã giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị và tình trạng quá ít cây xanh tại các thành phố lớn chật chội như Hà Nội, Sài Gòn.

“House for trees” là công trình đầu tiên của Việt Nam được xây dựng bằng bê tông cốp pha tre. Toàn bộ phần mái của ngôi nhà được phủ cây xanh mang lại bầu không khí trong lành, giảm bớt việc tiêu hao năng lượng cho ngôi nhà.

Không những đoạt giải cao tại Festival Kiến trúc Thế giới 2014, công trình House for trees còn dành chiến thắng vang dội tại giải AR House Awards (Anh). Đây là giải thưởng nổi tiếng do tạp chí kiến trúc lâu đời Architectural Review của Anh tổ chức để chọn ra duy nhất một công trình kiến trúc xuất sắc trong năm của thế giới.
Không những đoạt giải cao tại Festival Kiến trúc Thế giới 2014, công trình “House for trees” còn dành chiến thắng vang dội tại giải AR House Awards (Anh). Đây là giải thưởng nổi tiếng do tạp chí kiến trúc lâu đời Architectural Review của Anh tổ chức để chọn ra duy nhất một công trình kiến trúc xuất sắc trong năm của thế giới.

Công trình Nhà hội nghị Đại Lải đoạt giải kiến trúc quốc tế 2013

Nhà hội nghị Đại Lải từng đoạt giải thưởng kiến trúc quốc tế (International Architecture Awards) năm 2013 – một giải thưởng danh giá trong giới kiến trúc sư trên khắp thế giới.

 Công trình Bamboo Dailai Complex gồm nhà hàng Bamboo Wing và nhà hội nghị Đại Lải nằm trong khu nghỉ mát tại Đại Lải (Vĩnh Phúc), cách thành phố Hà Nội 50 km.

Công trình Bamboo Dailai Complex gồm nhà hàng Bamboo Wing và nhà hội nghị Đại Lải nằm trong khu nghỉ mát tại Đại Lải (Vĩnh Phúc), cách thành phố Hà Nội 50 km.

Vật liệu chính để làm hai công trình này đó là tre và luồng và được thiết kế theo kiểu đối lập: không gian mở với không gian đóng, cấu trúc tre cong với cấu trúc tre thẳng, cấu trúc cân bằng với cấu trúc nhịp dài.
Vật liệu chính để làm hai công trình này đó là tre và luồng và được thiết kế theo kiểu đối lập: không gian mở với không gian đóng, cấu trúc tre cong với cấu trúc tre thẳng, cấu trúc cân bằng với cấu trúc nhịp dài.
Bằng việc sử dụng vật liệu tự nhiên vô cùng gần gũi với con người, du khách có thể trải nghiệm các không gian khác nhau đồng thời nhiều loại hình sự kiện có thể được tổ chức trong các không gian đa dạng của hai công trình này.
Bằng việc sử dụng vật liệu tự nhiên vô cùng gần gũi với con người, du khách có thể trải nghiệm các không gian khác nhau đồng thời nhiều loại hình sự kiện có thể được tổ chức trong các không gian đa dạng của hai công trình này.

Trường học ở Bình Dương đoạt giải kiến trúc thế giới

Với tổng diện tích sàn là hơn 6.560 m2, nằm trong khu đất 5.300 m2 công trình trường học ở Bình Dương của Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa được thiết kế vô cùng độc đáo với chiều cao tối đa 5 tầng để không vượt quá chiều cao của cây cối xung quanh ngôi trường.

Bao quanh công trình là hệ thống lam bằng bê tông đúc sẵn, nó có tác dụng bảo vệ giáo viên và học sinh khỏi ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Ngoài ra hệ thống lam còn tạo ra hệ thống thông gió tự nhiên cho khu hành lang của ngôi trường.
Bao quanh công trình là hệ thống lam bằng bê tông đúc sẵn, nó có tác dụng bảo vệ giáo viên và học sinh khỏi ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Ngoài ra hệ thống lam còn tạo ra hệ thống thông gió tự nhiên cho khu hành lang của ngôi trường.
Tất cả các phòng học đều được kết nối với không gian nửa bên ngoài này. Đây cũng là nơi mà học sinh và giáo viên có thể trò chuyện. Công trình Trường học ở Bình Dương đã xuất sắc đoạt giải thưởng cao tại Lễ hội kiến trúc thế giới 2013 (World Architecture Festival - WAF).
Tất cả các phòng học đều được kết nối với không gian nửa bên ngoài này. Đây cũng là nơi mà học sinh và giáo viên có thể trò chuyện. Công trình Trường học ở Bình Dương đã xuất sắc đoạt giải thưởng cao tại Lễ hội kiến trúc thế giới 2013 (World Architecture Festival – WAF).
                                                                                                              Theo cafef

BÌNH LUẬN