‘Tôi thấy mình như bước vào một thế giới ma thuật’, Maria nhớ về trải nghiệm của cô trong rừng tre Arashiyama.

‘Cảm giác lạ’ thu hút hàng chục triệu khách đến rừng tre ở Nhật mỗi năm

Nếu bạn từng có lúc tìm kiếm trên mạng danh sách những nơi nhất định phải đến trong đời hay các khu rừng đẹp nhất thế giới, có thể bạn đã bắt gặp hình ảnh rừng tre Arashiyama. Đây là điểm du lịch không thể bỏ lỡ khi đến Kyoto (Nhật) với hàng triệu lượt khách tham quan mỗi tháng. Ảnh: Duff’s Suitcase.

‘Cảm giác lạ’ thu hút hàng chục triệu khách đến rừng tre ở Nhật mỗi năm

Rừng tre Arashiyama nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên rộng khoảng 16 ha, tại quận Arashiyama, ngoại ô phía tây thành phố Kyoto. Nơi này đã nổi tiếng từ thời Heian (794-1185), khi tầng lớp quý tộc lựa chọn đến đây để nhìn ngắm vẻ đẹp thiên nhiên bên cạnh các cảnh sắc khác như hoa anh đào và rừng lá chuyển màu vào mùa thu. Ảnh: DevianArt.

‘Cảm giác lạ’ thu hút hàng chục triệu khách đến rừng tre ở Nhật mỗi năm

“Một cảm giác lạ” là yếu tố tiếp theo thu hút du khách tìm đến rừng tre Arashiyama. Chris Rowthorn, tác giả cuốn cẩm nang Lonely Planet Kyoto, nhận xét: “Có lẽ bạn đã nhìn thấy nhiều bức ảnh về rừng tre Arashiyama, nhưng không có hình nào có thể ghi lại cảm giác khi đứng ở đây”. Ảnh: Gustavo Barrera.

‘Cảm giác lạ’ thu hút hàng chục triệu khách đến rừng tre ở Nhật mỗi năm

Maria, người Na Uy, kể về cảm giác của cô: “Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, chỉ có nhóm chúng tôi trong khu rừng. Tôi đã dừng lại, nhắm mắt và cảm nhận làn gió nhẹ áp vào má. Xung quanh tôi lúc ấy là tiếng gió xào xạc và bầu không khí trong lành có mùi ẩm ướt. Khi tôi mở mắt và nhìn lên bầu trời, những thân tre dày xanh như tiếp tục kéo dài vô tận về phía thiên đường. Tôi như bước vào một thế giới khác, một nơi được lấy ra từ câu chuyện cổ tích Alice ở xứ sở thần tiên. Cảm giác như một khu rừng ma thuật!”. Ảnh: Dissolve.

‘Cảm giác lạ’ thu hút hàng chục triệu khách đến rừng tre ở Nhật mỗi năm

Tiếng vi vu, xào xạc của khu rừng cũng là điều gây ấn tượng với khách du lịch. Bộ Môi trường Nhật đưa tiếng động trong rừng tre vào danh sách 100 âm thanh của Nhật Bản, với mục đích khuyến khích người dân cảm nhận những thanh âm tự nhiên đã tạo nên nét đặc trưng của quốc gia. Ảnh: Duff’s Suitcase.

‘Cảm giác lạ’ thu hút hàng chục triệu khách đến rừng tre ở Nhật mỗi năm

Rừng tre rất gần với các điểm du lịch nổi tiếng khác của vùng Arashiyama. Ngay bên ngoài khu rừng là đền Tenryu-Ji gần 700 tuổi, một trong năm ngôi đền lớn của Kyoto. Công trình này được xếp hạng là Di sản Thế giới vào năm 1994. Ảnh: Poomillust.

‘Cảm giác lạ’ thu hút hàng chục triệu khách đến rừng tre ở Nhật mỗi năm

Từ năm 2015, chính quyền thành phố đã cho phép du khách tham quan miễn phí rừng tre vào mọi thời điểm trong ngày. Nếu muốn có một bức ảnh đẹp tại đây, bạn nên đến vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn, thời điểm thưa vắng khách. Ảnh: Travel Caffeine.

‘Cảm giác lạ’ thu hút hàng chục triệu khách đến rừng tre ở Nhật mỗi năm

Mùa du lịch cao điểm ở Arashiyama vào khoảng đầu tháng 4 và nửa cuối tháng 11 hàng năm, tương ứng với thời điểm hoa anh đào đua nở và sắc lá chuyển màu rực rỡ trong tiết trời thu. Một điểm nữa khiến nơi đây trở nên đặc biệt với cả người dân Nhật Bản và du khách nước ngoài là vẻ đẹp thay đổi theo mùa. Burcu, blogger du lịch, thừa nhận rằng cô đã cảm thấy “ghen tị với việc mọi người được nhìn thấy rừng tre Arashiyama phủ trắng tuyết trong mùa đông”. Ảnh: mantaroq.

‘Cảm giác lạ’ thu hút hàng chục triệu khách đến rừng tre ở Nhật mỗi năm

Cây tre mang nhiều ý nghĩa trong văn hóa Nhật Bản. Các đền chùa thường nằm gần rặng tre vì người Nhật coi tre là biểu tượng của sức mạnh, có tác dụng xua đuổi tà ác bên cạnh chức năng làm vật liệu xây dựng, trang trí. Trong lịch sử, cây tre là chủ đề của nhiều loại hình nghệ thuật như thi ca, hội họa… Đời sống xã hội của người Nhật cũng gắn với việc sử dụng lược, rổ, rá, đồ đánh cá, nhạc cụ làm từ tre từ hàng nghìn năm nay. Rừng tre ở Kyoto cũng được khai thác liên tục để chế tác thành các sản phẩm như cốc, hộp, giỏ và chiếu. Ảnh: Arigato Kyoto.

Kiều Dương – Theo Japan Guide

Theo VNExpress.net

BÌNH LUẬN