Trẻ con thích các trò chơi và muốn mình trở thành người quan trọng. Nắm được tâm lý này của trẻ, bạn sẽ giải quyết hết khó khăn.

Mặc dù mỗi bậc cha mẹ đều phải tìm kiếm các phương pháp giáo dục khác nhau để phù thuộc với con của mình, vẫn có những nguyên tắc chung để xử trí khi trẻ không vâng lời. Paul Raeburn và Kevin Zollman, các tác giả của Game Theory for Parents (Lý thuyết trò chơi cho cha mẹ), đã đưa ra những hướng dẫn dưới đây mà họ tin rằng phụ huynh có thể áp dụng trong một vài trường hợp trẻ “trái tính, trái nết”.

1. Khi con từ chối sang đường cùng bố mẹ

5 mẹo từ phụ huynh giàu kinh nghiệm ứng phó khi trẻ bướng bỉnh

Hầu hết mọi cha mẹ đều có thể phải đối mặt với tình huống này khi đứa con đột nhiên dừng lại ở giữa đường, từ chối nắm tay bố, mẹ và không chịu nhúc nhích.

Để thuyết phục con tiếp tục bước đi, hãy thử chơi trò đổi vai với con. Để trẻ giữ vai trò của bố hoặc mẹ và bạn sẽ thấy chúng ngay lập tức nhập cuộc chơi, trở nên vâng lời.

2. Khi con không muốn chịu phạt vì việc làm sai

5 mẹo từ phụ huynh giàu kinh nghiệm ứng phó khi trẻ bướng bỉnh - 1

Bạn nên làm gì khi con mình làm sai nhưng không sẵn sàng đối diện với hình phạt? Hãy nói chuyện với chúng như những người lớn, giải thích về hành động của chúng và lý do tại sao chúng bị phạt. Bạn có thể tạo ra một “thương vụ kinh doanh”, chẳng hạn như gợi ý đứa trẻ hoặc là nộp phạt bằng tiền tiết kiệm, hoặc là rửa bát trong một tuần. Để con tự lựa chọn và học cách chịu trách nhiệm cho lựa chọn của mình.

Phụ huynh cần nhớ rằng bạo hành cảm xúc không bao giờ là một cách tốt. Bởi vậy thay vì bắt con đứng ở góc nhà trong một thời gian dài để suy nghĩ về hành động của mình, hãy cố gắng nói chuyện và cùng nhau tìm cách sửa sai.

3. Khi con thích ăn bánh kẹo thay súp, cơm

5 mẹo từ phụ huynh giàu kinh nghiệm ứng phó khi trẻ bướng bỉnh - 2

Nếu con từ chối ăn bữa trưa nhưng lại muốn ăn bánh kẹo, hãy dùng đồ ăn vặt này như một phần thưởng khi con hoàn thành bữa chính. Mẹo này đặc biệt hiệu quả đối với một đứa trẻ có tính “hiếu thắng”.

Đừng phán xét và hãy cố gắng thỏa hiệp. Hầu hết bọn trẻ đều hợp tác tốt khi được chào mời bằng những trao đổi hấp dẫn.

4. Khi con không muốn ăn bữa sáng

5 mẹo từ phụ huynh giàu kinh nghiệm ứng phó khi trẻ bướng bỉnh - 3

Hãy tưởng tượng với một ví dụ: Khi bố mẹ đang bận việc nhưng trẻ lại không chịu tự xúc đồ ăn sáng, chúng sẽ bỏ mứa phần lớn phần ăn của mình. Đừng căng thẳng quát mắng trẻ. Hãy tạo không khí vui vẻ, khuyến khích trẻ bằng trò chơi Đếm xem bao nhiêu thìa sẽ hết bát cháo. Bằng cách này, trẻ sẽ tập trung và ăn hết phần của mình.

5. Khi con không chịu thay quần áo

5 mẹo từ phụ huynh giàu kinh nghiệm ứng phó khi trẻ bướng bỉnh - 4

Mọi việc cũng trở nên dễ dàng hơn khi bố mẹ biến tình huống này trở thành một trò chơi: “Diễn viên xiếc” nhắm mắt mặc quần áo. Trẻ con thích các trò chơi và muốn mình trở thành người quan trọng. Lợi dụng tâm lý này của trẻ, bạn sẽ giải quyết được khó khăn.

Hà Nhi

Theo Ngôi Sao

BÌNH LUẬN