Anh Hoàng Sơn ở Hà Giang thuê một quả đồi diện tích 800 m2 để trồng hoa hồng, hoa hướng dương, hoa tulip.

[Caption]sss

Anh Hoàng Sơn, 29 tuổi, từng bị nhiều người chê cười vì ý tưởng trồng hoa trên mảnh đồi cằn cỗi. Năm 2017, anh thuê quả đồi đá gần nhà với chi phí 50 triệu đồng cho 5 năm; cải tạo và bắt tay trồng hướng dương, hoa hồng, tulip. Chi phí đầu tư cho tới khi hoàn thiện khoảng 500 triệu đồng.

[Caption]sss

Quả đồi anh Sơn thuê để trồng hoa có diện tích 800 m2, nằm đối diện điểm dừng chân Mã Pì Lèng (cung đèo nằm trên con đường Hạnh Phúc, nối huyện Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc).

Trước đó, anh dành gần ba tháng nghiên cứu đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng nơi đây. Ông bố trẻ lựa chọn những loại hoa như hoa hồng, tulip, hướng dương, dạ yến thảo, phong lữ thảo để trồng thử nghiệm.

[Caption]ssss

Tulip là giống hoa ưa khí hậu ôn hòa nên anh Sơn phải ngâm củ trong dung dịch chống nấm trước khi hạ thổ. Đều đặn mỗi ngày, anh theo dõi sự phát triển của cây để đưa ra chế độ chăm sóc phù hợp. Những ngày trời quá nắng, ông bố trẻ lấy đá xốp trong tủ lạnh rắc lên vườn làm mát; anh sử dụng nước ấm tưới cho hoa trong tiết trời giá lạnh.

[Caption]ssss

Vụ tulip này, anh Hoàng Sơn trồng 1.000 củ nhưng chỉ khoảng 300 củ phát triển tốt, 500 củ hỏng do nấm và 200 củ không nở gây thiệt hại hơn 10 triệu đồng.

[Caption]ssss

Ông bố trẻ không quên những ngày ‘ăn, ngủ’ cùng vườn hoa; làm việc trên đồi đá từ sáng sớm tới chiều muộn.

[Caption]sssss

Để có thể trồng hoa trên mảnh đồi cằn cỗi, anh Hoàng Sơn phải mua hơn 20 khối đất, vận chuyển lên độ cao 20m bằng chiếc gùi của người H’Mông. Công đoạn phát quang, làm cỏ cũng tốn nhiều sức người bởi trước đó nơi đây bạt ngàn cây dại.

[Caption]ssss

Anh Sơn chi gần 100 triệu đồng mua 1.000 cây hồng nội và ngoại nhưng chỉ giữ được vài trăm cây. Những cây hồng ngoại khó thích nghi với điều kiện thời tiết gió mạnh của vùng núi Hà Giang nên chỉ các khóm hồng cổ Sa Pa, hồng leo, hồng cổ Hải Phòng sống sót.

[Caption]ssss

Công việc trồng hoa của anh Sơn gặp nhiều khó khăn bởi khí hậu nơi đây quá khắc nghiệt. Buổi sáng tại Mã Pì Lèng trời hanh khô; sương mù vào buổi tối khiến đất ẩm, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

Những người ghé thăm Mã Pí Lèng đều muốn dừng chân tại vườn hoa của anh Sơn chụp ảnh kỷ niệm. Đôi lúc anh thắt tim vì du khách ngắt hoa, bẻ cành hay thậm chí nhổ cây tulip để kiểm tra cây thật hay giả. Sau mỗi lần chứng kiến đứa con tinh thần bị tàn phá, anh Sơn trồng hoa lên cao hơn, kè đá kiên cố để người xem chỉ có thể đứng dưới ngắm.

Những người ghé thăm Mã Pì Lèng đều muốn dừng chân tại vườn hoa của anh Sơn chụp ảnh kỷ niệm. Đôi lúc anh ‘thắt tim’ vì du khách ngắt hoa, bẻ cành, thậm chí nhổ cây tulip để kiểm tra cây thật hay giả.

Sau mỗi lần chứng kiến ‘đứa con tinh thần’ bị tàn phá, anh Sơn trồng hoa lên cao hơn, kè đá kiên cố để người xem chỉ có thể đứng dưới ngắm.

‘Người ta nhổ hoa lên vì không tin tôi trồng được tulip tại mảnh đất ngày. Tôi không buồn mà chỉ tìm cách khắc phục’, anh Sơn chia sẻ.

[Caption]sss

Nhớ lại ngày đầu cải tạo ngọn đồi đá để trồng hoa, anh Sơn thấy vui vì luôn được gia đình ủng hộ.

‘Vài người chê cười tôi hành động điên rồ nhưng gia đình lại ra sức động viên. Có thể 5-7 năm nữa mới thành công nhưng điều quý nhất là tôi đã vượt qua được chính bản thân mình, theo đuổi đam mê và cống hiến một chút cho du lịch cao nguyên đá’, anh Sơn tâm sự.

[Caption]ssss

Hạnh phúc lớn nhất của anh Sơn là ngắm nhìn những bông hoa mãnh liệt vươn lên trên cao nguyên đá cằn cỗi.

Lam Trà
Ảnh: NVCC

Theo Ngôi Sao

BÌNH LUẬN