Việc phân loại, cất giữ đúng cách không chỉ giúp thực phẩm tươi ngon, đảm bảo dinh dưỡng mà còn an toàn với sức khỏe người dùng.

Những ngày giáp Tết, nhu cầu mua sắm thực phẩm của các bà nội trợ tăng nhanh. Đây là tâm lý chung của người Việt bởi nhà cửa đầy đủ thức ăn thì cả năm mới sung túc, ngoài ra, trong nhà cũng cần có sẵn đồ ăn để tiện thiết đãi người thân, bạn bè. Do đó, việc bảo quản thực phẩm luôn là vấn đề được các bà nội trợ quan tâm mỗi dịp Tết đến xuân về.

Cấp đông và rã đông đúng cách

​Chị Thanh Hương, quận Cầu Giấy cho biết: “Có ông bà ở cùng nên 3 ngày Tết, ngoài việc làm cơm thắp hương Tổ tiên, nhà tôi là nơi tập trung anh em họ hàng đến chúc Tết. Do đông con cháu nên tôi phải trữ nhiều thực phẩm để có thể chuẩn bị chế biến bất cứ lúc nào”.

Cũng như chị Hương, nhiều bà nội trợ phải mua sẵn thực phẩm trữ đông lạnh. Tuy nhiên, theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), quá trình cấp đông và rã đông làm mất một phần ba chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông, rã đông đều giảm 20%. Bên cạnh đó, việc rã đông không đúng cách có thể khiến thực phẩm bị biến chất, thậm chí sản sinh ra độc tố gây hại cho sức khỏe.

polyad

Chế độ đông mềm PrimeFresh ở -3 độ C giữ nhiệt độ chuẩn khi lưu trữ thực phẩm, không cần rã đông trước khi nấu.

Chị em thường truyền tai nhau nhiều cách thức rã đông như dùng ngăn mát tủ lạnh, rã đông bằng nước lạnh… mà quên mất việc cấp đông như thế nào cho đúng.

Với thực phẩm cần lưu trữ trong vài ngày thì -3 độ C là nhiệt độ thích hợp để cấp đông. Ở nhiệt độ này, thực phẩm vẫn giữ nguyên độ tươi mềm bên trong, không bị xơ cứng, không cần rã đông mà dễ dàng cắt, thái và chế biến ngay.

Với thực phẩm cấp đông đá, bạn cần rã đông đúng cách để không làm mất giá trị dinh dưỡng. Hai phương pháp thường dùng là rã đông bằng ngăn mát tủ lạnh và bằng nước lạnh. Trong đó, rã đông trong ngăn mát tủ lạnh khá tốn thời gian, thường mất nửa ngày đến một ngày. Với cách rã đông bằng nước lạnh, bạn nên để thực phẩm trong túi bóng để tránh mất chất dinh dưỡng. Ngoài ra, với thịt cá, bạn có thể thêm gừng tươi đập dập hay muối vào phần nước bên ngoài để thực phẩm tươi ngon hơn.

Các bà nội trợ cũng cần lưu ý, không cho phần thịt đã rã đông vào tủ đá. Sau khi rã đông, thịt và các thực phẩm sẽ mềm hơn, các tế bào bị vỡ và có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, mầm bệnh, nếu cấp đông lại sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi.

Phân loại thực phẩm, hạn chế mùi khó chịu trong tủ lạnh

Mỗi loại thực phẩm có cách bảo quản riêng. Chị Phạm Quỳnh, Hai Bà Trưng chia sẻ: “Nhà tôi lựa chọn nhiều món ăn cổ truyền đón Tết. Một số món phải nấu nhiều và cất trữ trong tủ lạnh như thịt đông, bên cạnh đó không thể thiếu món ăn kèm như hành muối, củ kiệu muối, cùng nhiều thịt cá rau tươi khác. Món nào cũng phải để tủ lạnh, nên rất dễ lẫn mùi”.

Do đó, trước khi để thức ăn vào tủ lạnh, chị em cần phân loại thực phẩm vào đúng ngăn, đồng thời tuân thủ quy tắc sử dụng thực phẩm cũ trước, mới sau. Thức ăn dư thừa phải được đậy hoặc bọc lớp nilon kín. Các loại quả nặng mùi như mít, sầu riêng, xoài… nên cất trong hộp đậy kín để tránh bay mùi. Việc này nhằm tránh thức ăn bị lây nhiễm mùi của nhau.

Công nghệ Multi Cooling trên tủ lạnh Panasonic với nhiệt độ tối ưu cho từng ngăn riêng biệt và Ag Clean thổi luồng khí sạch khắp không gian tủ loại bỏ mùi khó chịu.

Hiện nay, tủ lạnh hiện đại được thiết kế nhiều ngăn với các chức năng riêng biệt. Các bà nội trợ nên chú ý công dụng của từng ngăn để bảo quản thực phẩm hiệu quả nhất. Ví dụ, ngăn mát dưới cùng để bảo quản rau quả tươi, ngăn kế trên dùng để giữ các loại thực phẩm đã qua xử lý…

Bên cạnh đó, chị em có thể tận dụng một số mẹo nhỏ như dùng vỏ bưởi, chanh tươi, baking soda, hoa oải hương, chè, túi trà lọc, bã cà phê hoặc khăn bông sạch, giấy vệ sinh… đặt vào trong tủ lạnh để khử mùi.

Sơ chế thực phẩm trước khi lưu trữ

Nhiều người có thói quen bảo quản thịt sống và một số loại hoa quả tươi trong tủ lạnh ngay sau khi mua về mà không sơ chế hay vệ sinh sạch. Điều này khiến các loại vi khuẩn và mầm bệnh từ thực phẩm có điều kiện phát triển.

Để chống ngán với những món ăn ngày Tết, nhiều bà nội trợ chọn mua các loại rau xanh. Chị Như Hoa ở Hà Đông, Hà Nội cho biết: “Dịp Tết, nhà tôi sử dụng lượng rau củ rất lớn để làm các món salad hay ăn kèm với các món rán. Tôi thường rửa sạch rau rồi mới cất vào tủ lạnh để tiện lúc cần chế biến ngay”.

polyad

Ngăn rau củ giữ ẩm Fresh Safe trên tủ lạnh duy trì độ ẩm tới 90% giúp rau củ luôn tươi ngon.

Việc làm sạch rau và bảo quản trong tủ lạnh là cần thiết, tuy nhiên, chị em cần lưu ý để ráo nước trước khi cất vào tủ, tránh tình trạng rau bị đọng nước, nẫu và ủng.

Với thịt, cá sống, chị em cũng cần sơ chế sạch trước khi bảo quản. Dù cất thịt sống vào ngăn mát hay ngăn đá trong tủ lạnh đều phải bọc thịt thật kỹ để giữ được độ tươi ngon và tránh lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Nếu cho thịt vào ngăn đá, bạn cần bọc kín thịt nhiều lớp để ngăn cho chúng không bị đông cứng quá mức, mất nước và thay đổi màu sắc, mùi vị.

Ngoài ra, các bà nội trợ nên chia lượng lượng thực phẩm thành nhiều phần nhỏ để khi chế biến, lấy ra một lượng phù hợp.

Huyền Anh

ngoisao

BÌNH LUẬN