Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, chỉ tiêu thụ trans fat dưới 1% lượng calo cần thiết mỗi ngày để tránh bệnh tim mạch.
Trong ngành chế biến thực phẩm, trans fat (chất béo chuyển hóa) được tạo ra bằng cách thêm các nguyên tử hydro vào dầu thực vật, hoặc xử lý dầu thực vật ở nhiệt độ cao. Mục đích nhằm cải thiện cấu trúc, tăng thời gian bảo quản và tạo hương vị thơm ngon cho thực phẩm.
Trans fat cũng được hình thành tự nhiên trong ruột động vật ăn cỏ. Các loại sữa và thịt gia súc thường có lượng nhỏ trans fat kèm theo.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho hay, trans fat làm tăng nguy cơ mỡ trong máu, đau tim và đột quỵ. WHO khuyến cáo người dân, chỉ tiêu thụ trans fat dưới 1% lượng calo cần thiết mỗi bữa ăn để phòng bệnh tim mạch. Nếu nhu cầu năng lượng của người trưởng thành là 2.000 kcal mỗi ngày, thì trans fat nên dưới 20kcal (khoảng 2gram).
Người dùng nên tiêu thụ thụ trans fat dưới 1% lượng calo cần thiết mỗi bữa ăn. |
Từ năm 2006, Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) bắt đầu yêu cầu các công ty thực phẩm công bố lượng trans fat trên bao bì cho người tiêu dùng biết. FDA cũng quy định, nếu sản phẩm chứa dưới 0,5gram trans fat trong mỗi khẩu phần ăn, thì được phép công bố “0gram trans fat” trên bao bì. Ở Việt Nam, hiện vẫn chưa có quy định về việc công bố trans fat trên bao bì sản phẩm.
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp bắt đầu tìm cách giảm chất béo chuyển hóa trong thực phẩm, tiến đến “0gram trans fat”. Với mì ăn liền, nhà sản xuất hạn chế trans fat bằng cách kiểm soát tối đa nguồn nguyên liệu đến quá trình chiên.
Dầu chiên mì là dầu thực vật được tách lọc tự nhiên theo cách làm lạnh gián tiếp với nước lạnh. |
Theo bác sĩ Trần Văn Ký – Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam, để kiểm soát trans fat, nhà sản xuất mì ăn liền sử dụng loại dầu thực vật được tách lọc tự nhiên, bằng cách làm lạnh gián tiếp với nước lạnh.
Sau đó, dầu được làm nóng gián tiếp bằng hơi nước (tương tự chưng cách thuỷ) và dẫn vào chảo chiên bằng đường ống kín. Hệ thống hiện đại này có lắp đặt thiết bị để kiểm soát nhiệt độ dầu luôn ổn định, tự động bổ sung lượng dầu mới đúng bằng lượng dầu đã hao hụt, liên tục và đều đặn trong suốt quá trình chiên
Đồng hồ đo nhiệt độ và khối lượng dầu, giúp kiểm soát nhiệt độ dầu bên trong chảo luôn ổn định và tự động bổ sung dầu mới. |
Thời gian chiên khoảng 2,5 phút, dầu thấm vào vắt mì, nước sẽ bốc hơi và độ ẩm còn lại khoảng dưới 3% sau chiên. Nhờ vậy, mì ăn liền có thể bảo quản được ở nhiệt độ thường trong 5-6 tháng mà không bị nấm mốc.
Đại diện Acecook Việt Nam, công nghệ này cho phép nhà sản xuất kiểm soát chặt chẽ chất lượng dầu chiên cũng như hạn chế tối đa việc phát sinh trans fat. Theo đó, các sản phẩm có hàm lượng trans fat rất thấp, dao động từ 0,01 đến 0,04gram mỗi khẩu phần, tương đương công bố “0gram trans fat” theo quy định của FDA.
Bác sĩ Nguyễn Văn Ký khuyên, người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm để lựa chọn những gói mì chất lượng từ nhà sản xuất uy tín. Ngoài ra, theo nguyên tắc cân bằng dinh dưỡng, ăn một loại thực phẩm là hoàn toàn không đủ dưỡng chất. Khi sử dụng mì ăn liền, người tiêu dùng nên kết hợp đa dạng thực phẩm trong thực đơn hàng ngày.
An San