Thị trấn Colma có khoảng 1.800 cư dân sinh sống và hơn 1,5 triệu người khác đang ẩn mình dưới lòng đất.

Thị trấn có 99,9% cư dân tàng hình tại Mỹ

Thị trấn Colma được mệnh danh là “Thành phố của Sự im lặng”, nhưng không hẳn vì dân cư thưa thớt, mà tại đây cứ 1.000 người chết mới có một người sống.

Thị trấn có 99,9% cư dân tàng hình tại Mỹ

Nơi đây nắm giữ một phần lịch sử của thành phố San Francisco vốn được những nhà truyền giáo Tây Ban Nha lập nên như một phần trong dự án con đường Hoàng gia El Camino Real Trail, thuộc hệ thống đường mòn Inca.

Thị trấn có 99,9% cư dân tàng hình tại Mỹ

San Francisco bắt đầu phát triển từ năm 1848, khi người ta tìm thấy vàng dưới sông Sacramento và một cơn sốt vàng nổi lên.

Chỉ trong một năm, hàng chục nghìn người từ Bờ Đông và người nhập cư Ireland đổ xô tới khu Bờ Tây. Hầu hết họ ở San Francisco với mong ước đổi đời, nhưng giấc mơ đó không bao giờ thành sự thật.

Thị trấn có 99,9% cư dân tàng hình tại Mỹ

Bệnh dịch hạch vào năm 1900 đã hủy hoại cả thành phố. Chính quyền chỉ có thể đưa ra lệnh cấm chôn cất người bệnh trong thành phố, những thi thể được chuyển tới nhiều nơi như Oakland hay hạt Marin, thủ tục mai táng vô cùng tốn kém. Nhiều người chọn chôn cất người thân ngay trong sân sau, dù điều này bất hợp pháp.

Thị trấn có 99,9% cư dân tàng hình tại Mỹ

Tới năm 1906, khi dịch bệnh gần chấm dứt, thảm họa động đất san phẳng thành phố. Ngay sau đó, toàn bộ nhà cửa lại hóa tro bụi khi trận hỏa hoạn thiêu rụi thành phố. Khoảng 3.000 người thiệt mạng qua hai thảm họa. Chưa dừng lại ở đó, đại dịch cúm 1918 cũng cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người.

Thị trấn có 99,9% cư dân tàng hình tại Mỹ

Người chết vẫn tiếp tục tăng, nghĩa trang ngày càng chiếm thêm đất của thành phố, chính quyền bắt đầu tìm không gian khác để những người quá cố an nghỉ.

Thị trấn có 99,9% cư dân tàng hình tại Mỹ

Colma, một thị trấn vẻn vẹn từ 150-300 người sinh sống, được chính quyền San Francisco lập ra vào năm 1924 làm nơi xây nghĩa trang mới. Các chính trị gia của San Francisco lập luận rằng các nghĩa trang lan truyền bệnh tật, nhưng lý do thực sự cho việc di dời là do giá trị bất động sản đang tăng vào thời điểm đó, theo ông Gladys Hansen, chuyên viên lưu trữ văn thư của thành phố.

Thị trấn có 99,9% cư dân tàng hình tại Mỹ

Trong vài thập kỷ đầu tiên, cư dân của Colma chủ yếu là thợ đào huyệt, trồng hoa và thợ chế tác tượng đài. Nhưng vào những năm 1980, nhiều hoạt động kinh doanh mọc lên ngay cạnh những nghĩa trang. Ngày nay, thành phố nhỏ có rất nhiều doanh nghiệp phát đạt, bao gồm các đại lý xe hơi, hai chợ vật liệu xây dựng, trung tâm thương mại và một phòng trò chơi.

Thị trấn có 99,9% cư dân tàng hình tại Mỹ

Ngày nay 17 nghĩa trang, được gọi là công viên tưởng niệm nằm ở đây, từ khu của người Italy, Do Thái, Chính thống giáo Hy Lạp, Nhật Bản, Trung Quốc…

Thị trấn có 99,9% cư dân tàng hình tại Mỹ

Khẩu hiệu của người dân địa phương là “Thật tuyệt khi được sống tại Colma!”, họ cảm thấy thoải mái khi sống giữa những ngôi mộ, lăng tẩm hay bia đá. Người Colma bày tỏ sự trân trọng trước vẻ tĩnh lặng của quê nhà, nhờ vậy họ có thái độ bình thản trước cái chết.

Thị trấn có 99,9% cư dân tàng hình tại Mỹ

Lớn lên giữa hàng triệu linh hồn, Owen Molloy cho rằng điều này không hề khiến anh ghê sợ, theo New York Times. Gia đình Molloy là chủ quán bar duy nhất trong thị trấn.

Thị trấn có 99,9% cư dân tàng hình tại Mỹ

Owen có thể vui vẻ nhớ lại tuổi thơ với những lần chơi trốn tìm giữa nghĩa trang, hay khoảnh khắc nhấp ngụm bia đầu đời bên một pho tượng đá cẩm thạch vào năm 12 tuổi. Anh vẫn luôn thấy tuyệt diệu khi đứng từ ban công, phóng tầm mắt ra nghĩa trang gần nhà.

Ảnh: Flickr/Colma Historical Association.

Phạm Huyền

vnexpress

BÌNH LUẬN