Nếu “ngón tay tử thần” này chạm tới đâu thì các loài sinh vật biển ở đó sẽ bị tê liệt, thậm chí là mất mạng chỉ một vài giây sau đó. Điều gì đã tạo nên “diêm vương đại dương” đáng sợ này

“Ngón tay tử thần” hay còn được các nhà khoa học gọi với tên khác là “Brinicle”. Đây là một hiện tượng thiên nhiên kỳ bí được phát hiện ra từ những năm 1960 nhưng phải đến tận năm 2011 thì nhờ các thiết bị siêu tinh vi và hiện đại các nhà khoa học, kênh BBC mới có thể ghi nhận và giải mã nguồn gốc bí hiểm của nó.

Brinicle chính là một cột băng lạnh thấu xương thịt được hình thành từ trên mặt nước và đâm thấu xuống dưới đáy, càn quét đáy biển cả km vuông. Brinicle không bị phá vỡ kết cấu và độ lạnh mặc cho các vùng nước mà nó đi qua nhiệt độ cao hay thấp thế nào. Dường như không một “thế lực” nào có thể ngăn cản được bước đi của “ngón tay tử thần”.

Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc chết chóc do “ngón tay tử thần” tạo ra.

Những loài sinh vật nhỏ bé và chậm chạp dưới đáy đại dương là nạn nhân chính của “ngón tay tử thần”. Chúng không đủ nhanh nhạy và sức chịu đựng để phản ứng và chống chọi lại với sự lạnh lẽo, tê dại mà cột băng chết chóc này mang lại. Khi “ngón tay tử thần” di chuyển tới đâu thì cái chết diễn ra tới đó. Nó “kịch độc” đến mức chỉ 1 vài giây sau chúng sẽ lăn ra chết.

Khoảnh khắc đàn sao biển hoảng loạn chạy trốn nhưng không sao thoát được khỏi Brinicle.

Để hiểu được nguồn gốc của ngón tay tử thần dưới đáy đại dương, trước hết phải biết về sự hình thành băng ở Nam cực và Bắc cực. Các tạp chất như muối sẽ bị đẩy ra ngoài, khiến cho bằng trở nên tinh khiết hơn. Đây cũng là lí do tại sao băng được tạo ra từ nước biển không mặn như chính nguồn nước đã tạo ra nó.

Băng được hình thành trên mặt biển không hề mặn như nước biển.

Khi muối bị đẩy ra khỏi khối băng, nước xung quanh khu vực đó sẽ trở nên mặn hơn, làm giảm nhiệt độ đóng băng. Dòng nước xung quanh sẽ không bị đóng băng dù nhiệt độ đang ở rất thấp, chúng sẽ bị chìm xuống đáy đại dương dần dần.

Dòng nước mặn này chìm đến vùng nước biển ấm hơn bên dưới, nước xung quanh dòng nước mặn này sẽ bị đóng băng, tạo nên những “cột băng của cái chết”. Lớp băng bên ngoài hoạt động như một lớp màng ngăn không cho dòng nước mặn và lạnh tiếp xúc với nhiệt độ của vùng nước biển bên ngoài, khiến cho cột băng không ngừng kéo dài ra và xuống sâu hơn dưới đáy biển.

Theo infonet.vn

BÌNH LUẬN